Y tế Tuần qua: TP.HCM tiêm mũi vaccine thứ 3 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch

Lực lượng nơi tuyến đàu chống dịch cùng đối tượng có nguy cơ cao ở TP.HCM được đề xuất tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 thứ 3 - Ảnh: QĐND

Y tế tuần qua: Hải Phòng, Hà Nội tạo điều kiện cho người về từ vùng dịch

Y tế Tuần qua: Pfizer cam kết cung cấp nốt vaccine cho Việt Nam trong năm nay

Y tế Tuần qua: Pfizer cam kết cung cấp nốt vaccine cho Việt Nam trong năm nay

Y tế tuần qua: Thủ tướng đồng ý mua bổ sung vaccine Pfizer

Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh công nhận "hộ chiếu vaccine"
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh về việc áp dụng “hộ chiếu vaccine”. Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì ban hành thống nhất mẫu “hộ chiếu vaccine” của Việt Nam ở dạng giấy và điện tử (có cơ chế xác thực điện tử) trước ngày 5/11/2021.

TP.HCM đề xuất tiêm vaccine mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu
Sở Y tế TP.HCM đang đề xuất với UBND TP tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho nhóm nguy cơ cao, lực lượng tuyến đầu chống dịch trong tháng 11 và 12 năm nay, tiêm mũi 1 và mũi 2 cho trẻ từ 3 tuổi trở lên năm 2022. Thông tin này được TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết tại Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch COVID-19 của ngành y tế thành phố trong đợt dịch thứ 4.

Bộ Y tế phê duyệt 2 loại vaccine COVID-19 tiêm cho trẻ em
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã họp quyết định tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em theo lộ trình tại những khu vực nguy cơ cao. Hiện mới có 2 loại vaccine phòng COVID-19 được cấp phép có thể tiêm cho trẻ em là Pfizer và Moderna của Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chỉ có một loại vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em là Pfizer.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện tốt 3 trụ cột trong phòng, chống dịch COVID-19
Tại Thông báo số 285/TB-VPCP ngày 27/10/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện tốt 3 trụ cột trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 gồm: Cách ly nhanh nhất, hẹp nhất, nghiêm ngặt nhất có thể; Xét nghiệm thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch; Điều trị tích cực từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở, góp phần giảm chuyển nặng, giảm tử vong.

Việt Nam nhận 800.000 liều vaccine AstraZeneca
Ngày 28/10, 800.000 liều vaccine COVID-19 AstraZeneca do Australia tặng Việt Nam đã tới Hà Nội. Đây là đợt giao hàng cuối trong cam kết chia sẻ 1,5 triệu liều vaccine do Australia sản xuất cho Việt Nam trong năm 2021.

Thủ tướng đề nghị CDC Mỹ tại Hà Nội cảnh báo sớm tình huống y tế khẩn cấp
Phát biểu tại hội nghị, Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 9 theo hình thức trực tuyến, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược ASEAN. Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp sản xuất vaccine, thuốc chữa bệnh của Mỹ nhanh chóng cung cấp các hợp đồng mua vaccine của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Đồng thời Thủ tướng đề nghị Mỹ tích cực hỗ trợ nâng cao khả năng cảnh báo sớm về các tình huống y tế khẩn cấp thông qua Văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) tại Hà Nội.

Tình hình COVID-19 trên thế giới và Việt Nam
Tính đến 6h00 ngày 31/10, toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 247.098.650 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.009.776 ca tử vong. Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới khi số ca nhiễm tính đến nay là 46.797.869 người, trong đó có 766.094 ca tử vong. Tại Việt Nam, tổng số ca mắc COVID-19 kể từ đầu dịch đến nay là 915.603 ca mắc COVID-19. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tính đến nay là 22.030 ca. Số ca được điều trị khỏi là 818.336 ca. Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 80.528.570 liều.

G20 kêu gọi đóng góp vaccine COVID-19 cho các nước nghèo
Thủ tướng Italia Mario Draghi trong bài phát biểu ở hội nghị G20 đã gọi khoảng cách tiêm chủng vaccine trên toàn cầu là “không thể chấp nhận về mặt đạo đức”. Mới chỉ có 3% dân số của những quốc gia nghèo nhất thế giới được tiêm chủng, trong khi có tới 70% dân số ở các nước giàu nhận được ít nhất một mũi tiêm vaccine phòng COVID-19”. Dự kiến, giới lãnh đạo các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẽ có cuộc gặp bên lề hội nghị với nguyên thủ nhiều nước châu Phi, nhằm bàn bạc về việc hỗ trợ các nền kinh tế đói nghèo nhất ở châu lục này.

FDA khuyến nghị dùng vaccine Pfizer cho trẻ em 5-11 tuổi
Hội đồng chuyên gia cố vấn FDA đã bỏ phiếu về việc khuyến nghị sử dụng vaccine Pfizer để tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em 5-11 tuổi. Các nhà khoa học của FDA cũng đã ghi nhận nguy cơ gia tăng viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Nhưng hội đồng cố vấn cũng nhận thấy lợi ích của việc tiêm chủng, bao gồm ngăn ngừa bệnh nặng, nhập viện và tử vong sẽ lớn hơn nguy cơ mắc các bệnh viêm tim hiếm gặp.

WHO cảnh báo nguy cơ xuất hiện loại virus không thể kiểm soát
Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus lo ngại một loại virus nguy hiểm có thể xuất hiện. Ông kêu gọi thế giới hãy rút ra bài học từ đại dịch COVID-19 hiện nay để sẵn sàng đối phó với loại virus nguy hiểm này. Tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính và y tế của nhóm 20 nền kinh tế lớn G20, ông Ghebreyesus cho biết: “Chắc chắn về mặt sinh học, một loại virus mới sẽ xuất hiện nhưng chúng ta không thể kiểm soát được. Thế giới cần một tổ chức WHO có tài chính bền vững, mạnh mẽ và được trao quyền, một cơ chế đảm bảo phản ứng nhanh chóng với đại dịch và các nước hãy ủng hộ WHO mạnh mẽ hơn”.

Cần 23,4 tỷ USD để “dập” dịch COVID-19 trong 12 tháng tới
Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tới tháng 9/2022, dự kiến thuốc kháng virus đường uống đang được thử nghiệm do Merck & Co (MRK.N) sản xuất sẽ được sử dụng để điều trị các trường hợp COVID-19 nhẹ và vừa. Nếu loại thuốc này được các cơ quan quản lý chấp thuận, chi phí dự kiến sẽ rơi vào khoảng 10 USD cho mỗi liệu trình. Kế hoạch của WHO dự kiến cần 23,4 tỷ USD để thực hiện.

Đức Bình+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn