Yoga giúp điều trị rối loạn nhịp tim

Tập yoga giúp điều chỉnh nhịp tim

Nhịp tim nhanh, đau tức ngực khi uống cà phê có nguy hiểm không?

Thuốc rivaroxaban điều trị rung nhĩ có hiệu quả?

Cường giáp đã điều trị ổn định nhưng bị nhịp tim nhanh, phải làm sao?

Rung nhĩ – Ai có nguy cơ cao?

Tập luyện yoga đem lại những lợi ích sức khỏe đáng kể, bao gồm tăng tính linh hoạt, giảm cân, cải thiện tâm trạng và năng lượng. Các nhà khoa học còn chứng minh rằng, yoga cũng có lợi cho bệnh tim mạch. Cụ thể, những người bị rung nhĩ - một dạng rối loạn nhịp tim nhanh, có chỉ số huyết áp thấp hơn đáng kể sau 12 tuần tập yoga hàng ngày (mỗi ngày 30 phút, theo nghiên cứu được công bố đầu tháng 3/2016 trên European Journal of Cardiovascular Nursing. 

Dưới đây là những lợi ích cụ thể mà yoga đem lại cho người bệnh tim mạch, đặc biệt là rối loạn nhịp tim nhanh:

1. Yoga giúp làm tăng thói quen hoạt động thể chất 

Hiệp Hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, bệnh tim được mệnh danh là "sát thủ" số 1 với sức khỏe của cả nam giới và phụ nữ. Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim thì hoạt động thể chất đúng cách là một bước quan trọng, bạn nên đảm bảo tập thể dục ít nhất 2,5 giờ đồng hồ mỗi tuần. Thoạt nhìn có vẻ nhiều, nhưng tính ra, chỉ cần đi bộ nhanh 10 phút, 3 lần một ngày, 5 ngày mỗi tuần là đã có 150 phút hoạt động với cường độ vừa phải, hiệu quả. Vậy làm thể nào để bạn có thói quen luyện tập thể dục hàng ngày? Một cách đơn giản đó là tập Yoga, bởi nghiên cứu trên người tình nguyện cho thấy, những người tập yoga thường hoạt bát và có thói quen tập thể dục thường xuyên hơn người không tập yoga.  

2. Yoga làm giảm huyết áp

So với những người không tập thể dục, những người có thói quen tập yoga có chỉ số huyết áp ổn định hơn.

"Có thể khả năng làm giảm huyết áp của yoga là sự kết hợp của việc cải thiện thể chất và giảm căng thẳng", TS.BS Robert Ostfeld - Albert Einstein College of Medicine (New York, Mỹ), cho biết).

3. Yoga nâng cao sức bền tim mạch

Tập yoga giúp cải thiện sức bền tim mạch

Tập yoga giúp cải thiện sức chịu đựng của tim mạch và chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân suy tim, theo một nghiên cứu công bố trên Medicine and Science in Sports and Exercise năm 2010.

4. Yoga giúp ổn định nhịp tim

Rung nhĩ là một trong những dạng rối loạn nhịp tim nhanh phổ biến, đặc trưng bởi nhịp tim nhanh và không đều, nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể gây ngừng tim đột ngột, cục máu đông hình thành trong tim, gây đột quỵ và những biến chứng nghiêm trọng khác. Theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí American College of Cardiology năm 2013, luyện tập yoga có thể làm giảm một nửa số cơn rung nhĩ, giúp ổn định nhịp tim.

5. Yoga giúp quản lý stress – ngăn ngừa “hội chứng trái tim tan vỡ”

Bạn có thể đã nghe đến những “rắc rối” do stress gây ra như: gây mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu thường xuyên… Nhưng bạn chưa hẳn sẽ biết đến những tác hại nguy hiểm mà stress gây ra cho hệ tim mạch, trong đó có “hội chứng trái tim tan vỡ” - hay gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi vừa trải qua chấn thương tinh thần như: Người thân qua đời, tai nạn thảm khốc, tình cảm vợ chồng bị tan vỡ… Ở hầu hết các trường hợp xảy ra hội chứng này, người bệnh không bị bệnh mạch vành hay tim mạch khác, nhưng họ vẫn bị cơn nhồi máu cơ tim. Bởi căng thẳng là nguyên nhân khiến co thắt động mạch vành, làm tăng nhịp tim và làm tim bơm máu không hiệu quả.   

Yoga đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm căng thẳng. Một nghiên cứu tại Canada cho thấy, sau khi tham gia chương trình tập yoga trong 6 tuần, phần lớn những phụ nữ đã cải thiện được tâm trạng lo âu, trầm cảm mà họ gặp phải trước đó.

"Hầu hết các kỹ thuật làm giảm stress đều liên quan đến hơi thở, và yoga làm được điều đó. Như vậy, yoga có thể làm giảm căng thẳng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim", TS.BS Joel Kahn - Kahn Center for Cardiac Longevity (Mỹ), cho biết.

Những minh chúng từ các nghiên cứu cho thấy yoga mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tim mạch, đặc biệt là phụ nữ hay những người rối loạn nhịp tim. Nhưng không chỉ có yoga, nhiều nghiên cứu khác cho thấy có nhiều hoạt chất sinh học trong tự nhiên như có tác dụng giảm stress và rất có lợi cho bệnh tim mạch. Trong đó có matrin và oxymatrin là hai hoạt chất của cây Khổ sâm có khả năng làm giảm stress oxy hóa tế bào, với tác động ức chế trực tiếp trên cơ tâm nhĩ, giảm co thắt cơ tim, ức chế tiết hoạt chất gây co mạch (adrenalin) nên ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, giảm nhịp tim. Bởi vậy, với những người bệnh bị rối loạn nhịp tim, đặc biệt là các trường hợp rối loạn thần kinh, ngoài các phương pháp điều trị cơ bản thì sự kết hợp giữa luyện tập yoga và giải pháp bổ sung những hoạt chất sinh học từ Khổ sâm, về lâu dài sẽ mang lại hiệu quả tự nhiên và bền vững.

Tuệ Nhi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch