Đồng Nai: 2 trẻ phản ứng mạnh sau tiêm vaccine

Cả hai bé sau khi tiêm đều có biểu hiện bất thường

Infographic: Vì sao vaccine Quinvaxem an toàn?

Nên tiêm vaccine 5 trong 1 Pentaxim hay Quinvaxem?

Có cần thiết phải tiêm vaccine Quinvaxem không?

Khủng hoảng niềm tin với vaccine

Đó là bé V.A.K. (8 tháng tuổi) và bé T.V.T.V. (5 tháng tuổi, cùng ngụ xã Long Phước, huyện Long Thành). Cả hai đều đã xuất viện khỏe mạnh.

Trước đó vào 9h sáng 5/1, bé K. được gia đình đưa đến Trạm y tế xã Long Phước uống vaccine OPV lần 3 và tiêm vaccine Quinvaxem mũi 3. Sau 30 phút theo dõi, bé không có biểu hiện bất thường nên được cho về nhà. Tuy nhiên đến chiều và tối cùng ngày bé sốt, ói, ít bú.

Gia đình cho bé uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm nên đã đưa lên Bệnh viện Nhi Đồng 2 
(TP.HCM) điều trị trong tình trạng sốt cao, mạch nhanh, hơi thở yếu... Tại đây, bé được chẩn đoán bị sốt co giật, hội chứng xuất huyết giảm tiểu cầu mức độ trung bình.

Tương tự, 7h sáng 5/1 bé V. được cho uống vaccine OPV lần 2 và tiêm vaccine Quinvaxem mũi 2 tại Trạm y tế Long Phước. Chiều cùng ngày, bé V. sốt và cũng được gia đình đưa lên Bệnh viện Nhi Đồng 2 điều trị. Tại đây bé được chẩn đoán bị viêm hô hấp trên.

Sở Y tế Đồng Nai họp hội đồng tư vấn chuyên môn xem xét nguyên nhân vụ việc, kết luận quy trình khám sàng lọc, bảo quản vaccine, tổ chức tiêm chủng... của Trạm y tế Long Phước đúng quy định, lô vaccine tiêm cho hai bé vẫn còn hạn sử dụng. Cùng buổi tiêm chủng với bé K. và V. còn có 73 bé nhưng không phát hiện thêm bé nào xảy ra phản ứng tương tự.

Theo bác sỹ Hải, bé V. từng bị sốt sau khi tiêm Quinvaxem và OPV mũi 1, còn với bé K. thì bác sỹ Hải khuyến cáo “do cơ địa của bé yếu, mắc hội chứng xuất huyết giảm tiểu cầu nên để đảm bảo cho bé, lần sau phải khám, tư vấn kỹ lưỡng và nên chuyển lên tuyến trên tiêm chủng”.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin