Phát hiện hiệu quả mới của dâu tằm trong điều trị đái tháo đường

Đường huyết dễ tăng cao khi người bệnh ăn thực phẩm giàu carbohydrate (carb)

Đái tháo đường type 2: Bạn cần biết gì về việc tiêm insulin?

Vì sao cây xô thơm giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện trí nhớ?

Người bệnh đái tháo đường cần cẩn thận với các thực phẩm giàu protein

10 loại trái cây người mắc đái tháo đường không nên ăn

Trong đánh giá, các nhà nghiên cứu đã mô tả bệnh đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng, hiện đã trở thành một bệnh dịch toàn cầu. Mặc dù có những tiến bộ mới trong y học hiện đại, nhưng y học cổ truyền vẫn được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở châu Á. Trong đó, tại Trung Quốc, dâu tằm được biết đến như một phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường qua nhiều thế kỷ và cho đến tận ngày nay. Nền y học Trung Quốc đã sử dụng toàn bộ cây dâu tằm trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính như tim mạch, gan nhiễm mỡ, ngăn ngừa ung thư

Hương vị ngọt thanh của quả dâu tằm tươi chín là do thành phần của nó có chứa đến 85-88% nước và một lượng nhỏ carb (chủ yếu là đường), bên cạnh đó còn có acid tự do và khoáng chất.

Vì sao dâu tằm có lợi cho bệnh đái tháo đường?

Ở Việt Nam, dâu tằm được trồng khắp các vùng miền trên cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh có nghề truyền thống trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa.
Quả dâu tằm có thể ăn tươi, làm nước ép, ngâm rượu, làm trà, mứt, sấy khô… Với người bệnh đái tháo đường nên ăn quả dâu tằm tươi hoặc nước ép nguyên chất là tốt nhất.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, lợi ích của dâu tằm đối với bệnh đái tháo đường đến từ các thành phần nổi bật như alcaloid polyhydroxylated, flavonoid và polysacarit. Theo đó, các hợp chất này có thể được tìm thấy trong nhiều bộ phận của cây dâu tằm và có khả năng cải thiện sự hấp thụ glucose, cải thiện độ nhạy insulin, từ đó kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Cổ truyền và Bổ sung (Journal of Traditional and Complementary Medicine), các nhà nghiên cứu Đài Loan đã báo cáo rằng, quả dâu tằm rất giàu polyphenol và anthocyanin, được biết đến với hoạt động chống oxy hóa và chống viêm. Họ tin rằng, các hợp chất hoạt tính sinh học này giúp dâu tằm có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa không chỉ bệnh đái tháo đường mà còn cả ung thư, bệnh gan, béo phì và bệnh tim mạch.

Dâu tằm ức chế enzyme phá vỡ carb, kiểm soát đường huyết hiệu quả

Một đánh giá gần đây hơn xuất hiện trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm của ACS cho biết những lợi ích tương tự của dâu tằm. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Nam Trung Bộ đã phát hiện rằng, quả dâu chứa rất nhiều hợp chất dinh dưỡng cũng như các thành phần có hoạt tính sinh học như rutin, quercetin, anthocyanin, acid chlorogen và polysacarit. Họ tin rằng các hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ thần kinh, chống xơ vữa động mạch, tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol và ngăn ngừa đái tháo đường.

Do có nhiều bằng chứng khoa học, cả 3 nghiên cứu đều kết luận rằng, quả dâu tằm là một phương pháp điều trị thay thế đầy hứa hẹn cho các bệnh mạn tính như bệnh tim và đái tháo đường. Tuy nhiên, vẫn sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu hơn trên cơ thể người để đưa ra thêm phần chắc chắn về vấn đề này. 

Lưu ý khi ăn dâu tằm

Trường hợp bị ứng với dâu tằm rất hiếm, nhưng có báo cáo phấn hoa cây dâu tằm có khả năng gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm. Nếu bạn nhạy cảm với phấn hoa, cơ thể bạn cũng có thể phản ứng với dâu do hậu quả của phản ứng chéo.

Trong nước quả dâu tằm có chứa chất tannin, nên tuyệt đối không tích trữ dâu tằm trong các dụng cụ chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm… Nên chưng nấu, chứng đựng nước dâu với nồi tráng men, thủy tinh hoặc nồi đất.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Food.news)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin