Đường dây nóng của ngành y chuyển về tổng đài duy nhất - Liệu có bình mới, rượu cũ?
Ăn củ đậu sai cách, rước bệnh vào người!
Đâu là nguyên nhân khiến bé suốt ngày thò lò mũi xanh?
Bệnh nhân viêm khớp lưu ý gì khi tập yoga?
Bệnh nhân viêm khớp lưu ý gì khi tập yoga?
Có một con số được ngành y tế báo cáo như thành tích đạt được: Do đường dây nóng hoạt động hiệu quả nên đến nay, chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ của ngành y tế đã được nâng cao. Nhờ thế mà số lượng cuộc gọi đến đường dây nóng để phàn nàn về chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ của bệnh viện, nhân viên y tế giảm xuống còn một nửa”.
Xin chúc mừng sự lạc quan của ngành y! Có một thực tế nên ghi nhận là ngành y tế đã có những nỗ lực và đạt được hiệu quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện thái độ phục vụ của nhân viên y tế.
Tuy nhiên, “đâu đó vẫn còn có một bộ phận” nhân viên y tế chưa có thái độ phục vụ đúng đắn, còn những dịch vụ y tế với chất lượng chưa đảm bảo cho bệnh nhân và ngươi nhà bệnh nhân.
Thế nên, sự lạc quan trong báo cáo thành tích về hoạt động của đường dây nóng có phải là lạc quan… tếu? Xin trích lược một số con số đáng buồn thế này được ghi nhận trong một cuộc rà soát của Bộ Y tế về hoạt động đường dây nóng của các bệnh viện: 304 số điện thoại nhân viên gọi 3 lần nhưng không có người nghe, từ chối trả lời; 21 số điện thoại hệ thống báo “không tồn tại”; 40 số điện thoại tắt máy hoàn toàn; 1 số điện thoại hệ thống báo “tạm ngắt”.
Vâng, tổng cộng gần 400 đường dây nóng của các bệnh viện nguội ngắt. Ngành y tế đã có nhiều công văn yêu cầu các bệnh viện bố trí lãnh đạo, bác sỹ trực đường dây nóng nhưng hóa ra, “trên bảo, dưới (nhiều nơi) không nghe”.
Gọi để bệnh viện có người nghe đã khó như thế. Không biết, có bao nhiêu thắc mắc, phàn nàn, phản ánh… của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không được giải quyết?
Gia đình 1 sản phụ ở Cần Thơ gọi điện đến các bệnh viện, Sở Y tế để phản ánh thì nhận được sự im lặng khó hiểu để rồi, cháu bé mới sinh ra đi mà không biết có uẩn khúc gì? Chỉ đến khi, gia đình kêu cứu với báo chí thì Bộ mới vào cuộc. Trong mấy tháng trời, đường dây nóng của Sở rồi của chính Bộ Y tế hoạt động thế nào mà không tiếp nhận hoặc không giải quyết phản ánh ấy.
Còn nhớ, nửa đầu năm nay, cư dân mạng hào hứng với fanpage facebook của Bộ trưởng. Nhiều người đã chọn kênh fanpage này để phản ánh thông tin thay vì gửi gắm bức xúc, tâm tư, thắc mắc qua đường dây nóng dù tổng đài 19009095 khi đó đã hoạt động được hơn nửa năm.
Thế nên, khi nghe đến chuyện Bộ Y tế định quy hoạch tất cả đường dây nóng về một mối để tiếp nhận phản ánh của người dân 24/24, người viết không khỏi đặt dấu hỏi: “Phải chăng bình mới, nhưng rượu liệu có mới”.
Tâm tư, thắc mắc, bức xúc… cần được giải quyết, thậm chí có những cái liên quan đến chuyện cấp cứu, nguy hại đến tính mạng rất cần giải quyết luôn. Bây giờ bệnh viện phải trực mà còn bỏ bê thì liệu đến khi Bộ trực thì bệnh viện còn bỏ bê đến mức nào?
Liệu phương án: “Khi có cuộc gọi đến, nhân viên tổng đài sẽ cung cấp các số điện thoại trực lãnh đạo bệnh viện để người dân phản ánh trực tiếp” hay “trường hợp khẩn như bệnh nhân đang chờ khám chữa thì người trực lãnh đạo Bộ sẽ gọi điện cho giám đốc bệnh viện yêu cầu giải quyết ngay” có khả thi?
Bình luận của bạn