Mùa hè là mùa các loại hải sản được tiêu thụ nhiều hơn cả
Ngộ độc hải sản có thể gây ngừng thở
Mẹo chống ngộ độc hải sản
Campuchia: Gần 600 người ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ
Những lưu ý khi ăn ngao, hến để tránh dị ứng, ngộ độc
Mùa hè cũng là mùa các loại hải sản được tiêu thụ nhiều hơn cả, vì vậy chúng ta không thể làm ngơ trước những nguy cơ ngộ độc tới từ các món ăn có nguồn gốc biển.
Biểu hiện của ngộ độc hải sản
Biểu hiện phổ biến của dị ứng hải sản là nổi mề đay trên da, nóng da, chân tay sưng phù, mí mắt sụp. Một số người có thể gặp tình trạng sổ mũi, hắt xì liên tục, ngứa ngáy toàn cơ thể. Nặng hơn, hệ hô hấp có thể bị ảnh hưởng lâu dài, gây viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen, phù nề thanh quản gây khó thở. Trong một số trường hợp, ngộ độc hải sản có thể gây triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau bụng đi ngoài, tiêu ra máu. Đây cũng là dạng biểu hiện phổ biến của ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc hải sản còn có thể chuyển biến rất nặng với một số đối tượng, gây sốc phản vệ, ngừng tim, ngừng thở và tử vong nhanh chóng.
Cách chữa ngộ độc hải sản bằng thực phẩm
Khi người thân có biểu hiện bị dị ứng hải sản, cách tốt nhất là kích thích gây nôn để loại phần thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể. Những trường hợp nặng, cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện thực hiện cấp cứu. Với các trường hợp ngộ độc nhẹ, bạn có thể tham khảo một vài phương thức sau:
Mật ong
Mật ong được sử dụng thông dụng nhất mỗi khi bị dị ứng hải sản. Nếu bị dị ứng sau khi ăn hải sản, bạn hãy uống một ly nước ấm kết hợp với muỗng canh mật ong. Trong mật ong chứa một số loại vitamin có thể giảm bớt ngứa.
Chanh
Chanh là loại quả được sử dụng hữu ích trong hầu hết các trường hợp dị ứng. Và hiệu quả nhất là khi bạn bị dị ứng tôm. Khi có triệu chứng phát bạn bạn nên uống ngay một cốc nước ấm với nước cốt chanh tươi.
Gừng
Nên dùng một tách trà gừng nóng nếu bị dị ứng hải sản. Gừng giúp giảm đỏ ngứa trên da của bạn.
Thực phẩm nên tránh ăn cùng hải sản
Một số thực phẩm ăn cùng hải sản cũng dễ gây nguy cơ ngộ độc, bạn nên hạn chế tuyệt đối.
Trái cây
Chúng ta thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn cho sạch miệng, dễ tiêu. Nhưng trên thực tế nếu sau khi ăn hải sản mà ngay lập tức ăn trái cây là không tốt. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, calci trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và calci này tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Thực phẩm giàu vitamin C
Những món ăn chế biến từ hải sản giáp xác như tôm, cua, sò, ốc thường rất bổ dưỡng và tươi ngon. Tuy nhiên nó lại chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể. Lúc này, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Trà
Tương tự như lý do không ăn trái cây sau khi ăn hải sản. Bởi vì trà có chứa acid tannic có thể kết hợp với calci trong thủy, hải sản để tạo thành calci không hòa tan.
Thực phẩm tính hàn
Hải sản vốn dĩ đã có sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác (như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh…) dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp
Bình luận của bạn