Bác sỹ - Thừa bằng, thiếu chuyên môn!

Sẽ siết chặt chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế?

Chú trọng đào tạo nhân lực cho tuyến y tế cơ sở

Bộ Y tế giải bài toán khó về nguồn nhân lực y tế

Thiếu trầm trọng nguồn nhân lực y tế 5 chuyên khoa

Việt Nam: Thiếu nhân lực cho chuyển giao kỹ thuật

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải đổi mới công tác đào tạo nhân lực ngành Y tế nhằm giải quyết căn bản vấn đề chất lượng nhân lực y tế, khắc phục bất cập “thừa rất nhiều người có bằng bác sỹ nhưng rất thiếu bác sỹ thực sự”. Phó Thủ tướng cho rằng, trước hết phải thống nhất nguyên lý, xác định rõ yêu cầu đối với từng bậc đào tạo y khoa làm cơ sở thiết kế mô hình đào tạo y tế ở Việt Nam, tiếp cận những mô hình thế giới đang nghiên cứu, đang thay đổi.

Yêu cầu trước mắt cần phải làm ngay là chỉ định các bệnh viện làm đối tác cho các trường đào tạo y bác sỹ, ngành y; Cần dứt khoát khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc đào tạo bác sỹ, tinh thần là trong quá trình học, nếu các sinh viên sau một thời gian không theo được chương trình đào tạo thì tạo điều kiện cho học liên thông sang một trường đại học hoặc ngành khác.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới về quản lý Nhà nước đối với đào tạo nhân lực y tế với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực và hướng tới hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế tiếp tục kiểm tra, thanh tra một loạt trường y để đảm bảo chất lượng đào tạo. Riêng về chế độ cử tuyển đặc thù cho đồng bào dân tộc, miền núi, cần chú ý có chương trình phù hợp, tính kỹ yếu tố thời gian, việc đào tạo phải bài bản rạch ròi, đảm bảo sau 18 tháng thực tập, sinh viên khi ra trường có thể khám chữa bệnh được ngay.

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý