- Chuyên đề:
- Nâng niu sức sống tự nhiên
Hệ miễn dịch chính là "tấm khiên" bảo vệ cơ thể tránh khỏi bệnh tật
16 triệu chứng cảnh báo hệ miễn dịch suy giảm, có vấn đề
Infographic: 9 điều bạn cần làm để tăng cường hệ miễn dịch
Thức ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Môi trường sống của bé quá sạch, cản trở sự phát triển hệ miễn dịch?
Máu và bạch huyết
Hệ miễn dịch là một hệ thống chiến đấu phức tạp được hỗ trợ bởi 5 lit máu và bạch huyết. Bạch huyết là một chất lỏng trong suốt, đi qua các mô của cơ thể.
Hai chất lỏng này vận chuyển tất cả các yếu tố của hệ miễn dịch để chúng có thể thực hiện công việc của mình.
Bạch cầu – những hiệp sỹ
Giống như những hiệp sỹ, các bạch cầu tấn công bất kỳ sự cố nào. Có 2 loại bạch cầu: Thực bào và tế bào lympho.
Thực bào có thể di chuyển qua các mạch máu và mô để ăn/hấp thụ những "kẻ xâm lược" - những độc tố, vi sinh vật gây bệnh. Đôi khi một thực bào đã hấp thụ một tác nhân gây bệnh, sẽ gửi ra một hóa chất giúp các tế bào lympho xác định loại mầm bệnh đó là gì.
Hệ tiêu hóa khỏe sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh
Mỗi tác nhân gây bệnh mang 1 loại kháng nguyên cụ thể và mỗi tế bào lympho trong cơ thể mang kháng thể nhằm chống lại các kháng nguyên do các tác nhân gây bệnh mang lại.
Cơ thể tạo ra các kháng thể mới bất cứ khi nào nó bị nhiễm một kháng nguyên mới. Nếu cùng một kháng nguyên lây nhiễm lần thứ 2, cơ thể bạn có thể nhanh chóng tạo ra các bản sao của kháng thể tương ứng để tiêu diệt nó.
Sốt và viêm là những dấu hiệu tốt
Bị sốt và viêm có thể gây khó chịu nhưng chúng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang chống lại virus, vi khuẩn. Sốt làm tăng các tế bào máu trắng - bạch cầu, làm tăng sự trao đổi chất và ngăn chặn một số vi sinh vật phát triển.
Viêm xảy ra khi mỗi tế bào bị hư hại giải phóng histamine. Các histamine làm cho thành tế bào giãn ra, gây đỏ, nóng, đau và sưng viêm.
Giấc ngủ và ánh sáng mặt trời quan trọng với hệ miễn dịch
Nếu bạn không ngủ nhiều hơn 5 tiếng/đêm, hệ miễn dịch của bạn sẽ không hoạt động tốt. Điều này khiến bạn dễ bị cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng.
Da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ sản sinh ra vitamin D. Điều này giúp ngăn ngừa trầm cảm, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư. Thậm chí, vitamin D còn có ích cho những người bị rối loạn tự miễn dịch.
Tuy nhiên, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể gây tổn thương tạm thời cho hệ miễn dịch, dẫn đến ung thư da. Bởi vậy, bạn nên bảo vệ da khi ở bên ngoài trời quá nhiều.
Căng thẳng gây tổn hại hệ miễn dịch
Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết cortisol, adrenaline, và các hormone căng thẳng khác từ tuyến thượng thận. Chúng cùng giúp cơ thể đối phó với căng thẳng. Thông thường, cortisol giúp giảm viêm trong cơ thể do phản ứng miễn dịch gây ra bởi stress.
Nhưng nếu bị căng thẳng thường xuyên, các hormone căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ gây ra một số vấn đề sức khỏe: Lo lắng; Phiền muộn; Vấn đề về tiêu hóa; Bệnh tim; Rối loạn giấc ngủ; Tăng cân; Vấn đề về trí nhớ và sự tập trung.
Điều quan trọng là phải tìm cách đối phó với căng thẳng, để hạn chế những vấn đề này. Một số cách giúp giảm căng thẳng, bạn có thể thực hiện là: Thiền, yoga, châm cứu, tập thể dục, ăn uống lành mạnh...
Tiếng cười tốt cho hệ miễn dịch
Có câu nói "Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Tiếng cười giải phóng dopamine và các hóa chất trong não giúp giảm stress.
20 phút cười mỗi ngày có thể không giúp bạn không phải gặp bác sỹ, nhưng nó giúp hệ miễn dịch của bạn hoạt động bình thường.
Vi khuẩn giúp bạn khỏe mạnh
Ruột chứa rất nhiều vi khuẩn giúp bạn tiêu hóa thức ăn. Những vi khuẩn bên ngoài cơ thể thường bị cho là độc hại, nhưng bạn cần những vi khuẩn đó để khỏe mạnh hơn.
Hệ miễn dịch của bạn có thể thích nghi. Một khi cơ thể tiếp xúc với một vi khuẩn lạ, nó sẽ tấn công và tạo ra kháng thể. Nếu vi khuẩn đó trở lại, cơ thể sẽ biết phải làm gì.
Dị ứng là phản ứng miễn dịch
Bất cứ ai bị dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng đều muốn nguyền rủa phấn hoa hay những hạt bụi nhỏ bay lang thang trong không khí. Những tác nhân này khiến cơ thể giải phóng histamine, tạo ra một số triệu chứng dị ứng.
Dị ứng không ảnh hưởng đến tấn cả mọi người. Chúng chỉ xuất hiện khi cơ thể bạn nhầm lẫn một thứ gì đó vô hại - chẳng hạn như phấn hoa hoặc một loại thực phẩm - thành một tác nhân gây bệnh. Cơ thể sẽ khởi động một phản ứng miễn dịch để chống lại, gây ra các triệu chứng dị ứng.
Rối loạn tự miễn dịch
Đôi khi hệ miễn dịch tấn công các mô trong cơ thể, gây ra bệnh tự miễn, như: Đa xơ cứng, lupus, viêm khớp dạng thấp, vảy nến...
Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách nào?
- Ngủ đủ giấc, ngủ ngon giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
- Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Có chế độ ăn uống cân bằng và tập luyện thường xuyên để chống lại nhiễm trùng.
Vân Anh H+ (Theo healthline)
Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Babycillus giúp tăng cường hệ miễn dịch
Thành phần: Lactobacillus paracasei, Immune path - IP, Vitamin B1, Vitamin B6, magie, kẽm, canxi, Lysin và Taurin, cao Hoàng kỳ, cao Nhàu.
Công dụng: Giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột nhờ bổ sung vi khuẩn có lợi. Giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch, ăn ngon miệng và tăng hấp thu dinh dưỡng.
Đối tượng sử dụng: Sử dụng tốt cho tất cả các đối tượng, đặc biệt các bé cần cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, các bé biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém.
Cách dùng: Trẻ từ 1-3 tuổi: 1 gói/lần x 1 - 2 lần/ngày. Trẻ trên 3 tuổi: 2 - 4 gói ngày chia 2 lần. Có thể pha với sữa, cháo, đồ ăn dặm, nước ấm không quá 40 độ, uống ngay sau khi ăn. Uống tốt nhất trong bữa sáng hoặc uống sau khi ăn 1h.
*XNQC: 01899/2017/ATTP-XNQC
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn