Bất ngờ với tác dụng của những loài cỏ mọc dại

Cây tầm ma có tác dụng đặc biệt với người bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng

Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng với u xơ tử cung như thế nào?

Tối nay ăn gì: Xôi hoa đậu biếc với lạp xưởng

Beta glucan giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóa và miễn dịch

Những điều bệnh nhân hen suyễn cần làm trong mùa dịch Covid-19

Xác định đúng và biết cách sử dụng 3 loại cỏ dại phổ biến dưới đây có thể cứu đói bạn và chữa lành vết thương, hỗ trợ điều trị bệnh trong những tình huống khó khăn:

Cây tầm ma

Lá và thân của cây tầm ma rỗng và có nhiều sợi lông sắc nhọn bao phủ. Nếu chạm tay vào các lông ngứa của cây tầm ma, các chất hóa học sẽ vỡ ra, truyền qua ống rỗng, gây ngứa và đau nhức. Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng, cây tầm ma mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vì chúng chứa dược tính cao. 

Cây tầm ma chứa nguồn dinh dưỡng và khoáng chất phong phú như: Sắt, mangan, kali, calci, vitamin A và vitamin C. Vì vậy, bạn có thể nấu chúng và ăn như một loại rau giàu dinh dưỡng. Loại cỏ này có đặc tính chống viêm giúp giảm các triệu chứng viêm khớp và thấp khớp. Đồng thời, bạn cũng có thể uống trà tầm ma để giảm bớt các triệu chứng hen suyễn và viêm mũi dị ứng.

Bạn nên mặc áo dài tay và đeo găng tay cao su khi hái cây tầm ma. Bạn có thể loại bỏ các hợp chất có hại trên cây bằng cách ngâm lá trong nước. Sau khi phơi khô, cây tầm ma hoàn toàn vô hại, không gây đau đớn khi bạn chạm tay vào.

Cây mã đề

Trái với cây tầm ma, cây mã đề không gây kích ứng hay đau đớn khi bạn chạm tay vào. Lá của cây mã đề có dược tính cao giúp điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm. Bạn chỉ cần hái vài lá mã đề, chà nhẹ và thoa nước ép của nó lên khu vực bị tổn thương để giảm đau tức thời. Thậm chí, bạn có thể nhai nát lá mã đề và đắp lên vết thương do rắn cắn, nhện cắn, ong chích, tò vò chích để rút nọc độc. 

Mã đề là loài cây dại phổ biến ở Việt Nam

Loại cỏ này được sử dụng như một loại thực phẩm giàu vitamin B1 và ​​riboflavin. Lá mã đề có thể làm món salad hoặc chế biến như các loại rau. Đặc biệt, rễ cây mã đề có thể làm trà giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu như: Tiêu chảy, kiết lỵ, viêm dạ dày, loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, xuất huyết, trĩ, viêm bàng quang, viêm phế quản, viêm bàng quang, viêm phế quản niêm mạc, viêm xoang, ho, hen suyễn và viêm mũi dị ứng.

Thảo bản bông vàng (Mullein) 

Thảo bản bông vàng mọc ở khắp Bắc Mỹ. Khi thu hoạch loại cỏ này, bạn nên chọn các khu vực cách xa đường phố để tránh phơi nhiễm độc tố. 

Thảo bản bông vàng được sử dụng điều trị vết thương ngoài da do bỏng, bầm tím, nhiễm trùng

Mullein có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và khử trùng mạnh. Sắc nước thảo bản bông vàng để uống có thể điều trị một số vấn đề ở vùng ngực, bao gồm xuất huyết phổi. Một loại dầu chiết xuất từ hoa thảo bản bông vàng giúp tiêu diệt vi trùng và vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, bạn có thể sử dụng dung dịch thảo bản bông vàng ngâm dầu ô liu để điều trị các bệnh về tai, bệnh trĩ và chứng viêm niêm mạc.



Phạm Mơ H+ (Theo The Natural News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nâng niu sức sống tự nhiên