Sốt, mệt mỏi, nhức đầu là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch suy giảm
Video: Chuyên gia dinh dưỡng "bật mí" 3 loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
Mới: Chơi trên nền đất, bốc thức ăn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch
Infographic: 10 thực phẩm ăn vào buổi sáng để tiêu hóa tốt, miễn dịch khỏe
7 cách tự nhiên để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất khi mùa lạnh sắp tới
1. Tay lạnh
Nếu mạch máu bị viêm, ngón tay, ngón chân, tai, mũi của bạn sẽ dễ bị lạnh. Da ở những khu vực này có thể chuyển sang màu trắng, sau đó là màu xanh khi bạn bị cảm lạnh. Khi lượng máu trở lại, da có thể chuyển sang màu đỏ.
2. Rối loạn tiêu hóa
Tiêu chảy kéo dài hơn 2 đến 4 tuần có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng hệ miễn dịch của bạn đang làm tổn hại đến lớp lót của ruột non hoặc đường tiêu hóa.
Ngoài ra, nếu bạn bị táo bón kéo dài cũng có thể là do hệ miễn dịch của bạn đã làm cho nhu động ruột chậm lại.
3. Mệt mỏi
Cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, giống như bạn bị cảm cúm, đau các khớp, mặc dù sau một giấc ngủ cũng không giúp ích gì, rất có khả năng là hệ miễn dịch suy giảm.
4. Sốt nhẹ
Nếu bạn thấy nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, có thể hệ thống miễn dịch của bạn đang bắt đầu làm việc quá sức. Điều này có thể xảy ra do nhiễm trùng hoặc cơ thể đang bắt đầu đợt bùng phát tình trạng tự miễn dịch.
5. Nhức đầu
Trong một số trường hợp, nhức đầu cũng có liên quan đến hệ miễn dịch. Ví dụ như viêm mạch máu do nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn.
6. Phát ban
Làn da chính là rào cản đầu tiên của cơ thể với vi trùng. Da nhìn như thế nào và cảm giác ra sao có thể phản ánh hệ miễn dịch của bạn đang hoạt động như thế nào. Da ngứa, khô, đỏ chính là triệu chứng phổ biến của chứng viêm.
Phát ban, da ngứa ngáy cũng là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch có vấn đề
7. Đau khớp
Khi lớp lót bên trong các khớp bị viêm, khu vực xung quanh sẽ bị sưng lên. Đau khớp cũng gây cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng.
8. Liên tục bị nhiễm trùng
Nếu bạn cần dùng kháng sinh nhiều hơn 2 lần/năm (4 lần đối với trẻ nhỏ), chứng tỏ hệ miễn dịch suy yếu, không thể chống lại vi trùng.
Các dấu hiệu cảnh báo khác: Nhiễm trùng xoang mạn tính, bị nhiễm trùng tai nhiều hơn 4 lần/năm hoặc bị viêm phổi nhiều lần.
9. Nhạy cảm với ánh sáng mặt Trời
Những người bị rối loạn khả năng tự miễn dịch đôi khi có phản ứng dị ứng với tia cực tím (UV) được gọi là viêm da ánh sáng. Da có thể bị phồng rộp, phát ban hoặc da có vảy sau khi tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt Trời. Hoặc bạn có thể bị ớn lạnh, đau đầu hay buồn nôn.
10. Ngứa ran, tê bàn tay, bàn chân
Triệu chứng ngứa có thể là do cơ thể đang tấn công dây thần kinh.
11. Nuốt khó
Gặp khó khăn khi nuốt có thể do thực quản bị sưng hoặc quá yếu. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch có vấn đề.
12. Tăng hoặc giảm cân không rõ lý do
Bạn nhận thấy cân nặng thay đổi bất thường dù thói quen ăn uống và luyện tập không hề thay đổi, có thể là tuyến giáp bị suy giảm chức năng do một bệnh tự miễn dịch.
13. Các mảng da trắng
Đôi khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào làm tăng sắc tố da, gây ra các mảng da trắng trên cơ thể.
14. Vàng mắt hoặc vàng da
Hệ thống miễn dịch đang tấn công và phá hủy các tế bào gan khỏe mạnh, có thể dẫn tới viêm gan tự miễn.
15. Khô mắt
Nếu bị rối loạn tự miễn, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công cơ thể thay vì bảo vệ nó. Nhiều người bị rối loạn tự miễn nhận thấy mắt bị khô, cộm, cảm giác như có gì đó trong mắt. Thậm chí, nhiều người còn bị đau mắt, chảy nước mắt, mắt mờ, có người còn không thể khóc kể cả khi thấy buồn.
16. Tóc rụng
Đôi khi hệ miễn dịch tấn công các nang lông. Nếu bạn bị rụng tóc nhiều, hoặc các vùng da khác trên cơ thể bị rụng lông, có thể cảnh báo hệ miễn dịch suy giảm hoặc đang có vấn đề.
Bình luận của bạn