Sau 6/9, Hà Nội nhiều khả năng sẽ tiếp tục kéo dài giãn cách xã hội

Hà Nội nhiều khả năng sẽ tiếp tục phải kéo dài giãn cách xã hội để có thể kiểm soát được dịch COVID-19 - Ảnh: TTXVN

Nhiều tỉnh, thành chính thức lùi lịch tựu trường vì dịch COVID-19

Tiền Giang, Long An giãn cách một số khu vực đến giữa tháng 9

Việt Nam tiếp nhận 250.800 liều vaccine COVID-19 do Cộng hòa Czech tài trợ

Thủ tướng: Xác định chiến lược phòng dịch lâu dài, không chủ quan, mất cảnh giác

Hà Nội đang thực hiện việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 của Chủ tịch UBND TP trong 1 tháng qua để phòng, chống và kiểm soát dịch COVID-19. Tuy nhiên dù lãnh đạo thành phố và các cơ quan chức năng đã rất quyết liệt, quyết tâm và thực hiện nhiều phương án nhưng những ngày qua, số ca bệnh trong ngày vẫn ở mức cao, có ngày đạt đỉnh lên tới 133 ca mắc mới.

Số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 được ghi nhận tại Hà Nội trong suốt 4 tháng qua kể từ khi dịch bệnh bùng phát (từ ngày 27/4 tới nay) tổng cộng đã lên tới 3.298 ca. Chỉ tính từ ngày 20/8 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 566 ca mắc COVID-19 tại 7 ổ dịch ở các quận, huyện. Đáng chú ý, trong những ngày vừa qua, Hà Nội vẫn ghi nhận ca bệnh trong cộng đồng, qua phát hiện sàng lọc ho sốt.

Riêng tại ổ dịch phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) sau 8 ngày, đến chiều tối 31/8 đã ghi nhận 348 dương tính SARS-CoV-2. Đây cũng là điểm có số lượng ca bệnh nóng nhất Hà Nội những ngày vừa qua.

Trả lời phỏng vấn Dantri.com.vn, ông Khổng Minh Tuấn cho biết, đến thời điểm này chưa thể khẳng định một cách chuẩn xác tình hình dịch bệnh tại Hà Nội khi những ca dương tính mới ngoài cộng đồng, nguồn lây chưa xác định vẫn được phát hiện.

Việc phát hiện những chùm ca bệnh, ổ dịch mới khiến Hà Nội nhiều khả năng phải kéo dài giãn cách xã hội - Ảnh: Vietnamnet

Ví dụ như chùm ca bệnh mới phát hiện tại cửa hàng tiện ích số 218 Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội là khá phức tạp. Tính tới ngày 31/8 đã ghi nhận 8 ca nhiễm liên quan.

Phó Giám đốc CDC Hà Nội nói: "Chùm ca nhiễm ở số 218 Lê Trọng Tấn là chùm có 2 cửa hàng. Từ chủ cửa hàng sau đó lây lan sang nhân viên, người mua hàng. Người mua sau đó lan sang người thân, tức vòng lây thứ 3. Tôi cho rằng vẫn còn ca không liên quan về dịch tễ, không rõ nguồn lây, đó mới là khó.

Có rất nhiều người không khai báo hoặc khai báo chậm gây khó trong điều tra truy vết. CDC Hà Nội mong những người có triệu chứng ho sốt, đau họng, mất vị giác… cần khai báo y tế lấy mẫu xét nghiệm ngay".

Tới ngày 6/9, Hà Nội sẽ kết thúc đợt giãn cách xã hội thứ 3. Việc sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách hay gỡ bỏ là điều dư luận đang rất quan tâm. Về vấn đề này, ông Không Minh Tuấn nhận định: “Với tình tình dịch bệnh như hiện nay rất có thể Hà Nội sẽ phải tiếp tục giãn cách xã hội sau ngày 6/9 chứ không thể dừng được. Người dân vẫn phải chấp hành việc này. Cụ thể việc giãn cách thế nào thành phố sẽ có phương án cụ thể".

Phó giám đốc CDC Hà Nội cho biết: "Kéo dài giãn cách liên tục ảnh hưởng lớn tình hình kinh tế - an sinh - xã hội, đến tâm lý, cuộc sống của người dân. Chúng tôi đang đánh giá thận trọng, bàn bạc kỹ để báo cáo lên Thành ủy, UBND TP về vấn đề này."

Ông đề nghị người dân thành phố không tụ tập, ăn uống trong những ngày nghỉ lễ 2/9 để hạn chế đến mức thấp nhất sự di chuyển F0 trong cộng đồng. Bên cạnh đó, lãnh đạo CDC Hà Nội cũng bày tỏ lo ngại việc gần đây người dân ra đường đông hơn, có thể khiến dịch bệnh chậm được kiểm soát, phải tiếp tục giãn cách kéo dài.

Đức Bình+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin