Chuyên gia cảnh báo sai lầm nguy hiểm trong phòng tránh đột quỵ ngày giá rét

Gia tăng các bệnh nhân bị đột quỵ trong thời tiết lạnh phải vào BV Bạch Mai điều trị (Ảnh: BVCC)

Vì sao phụ nữ sinh con có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ?

Có tiền sử đột quỵ có nên uống aspirin để phòng bệnh?

Dùng TPCN Nattospes với thuốc có giúp ổn định huyết áp?

6 dấu hiệu cảnh báo sớm cơn đột quỵ

Đột quỵ là hiện tượng bệnh nhân đột ngột xảy ra các dấu hiệu rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, mất thị lực, liệt nửa người, vận động khó khăn và các biểu hiện chóng mặt bất thường, đau đầu dữ dội.

TS Nguyễn Văn Chi - Phó trưởng Khoa Cấp cứu - A9, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết người Việt có thói quen khi thấy người thân trong gia đình nghi ngờ có dấu hiệu đột quỵ thường cho uống ngay viên An Cung. Đây là hành động gây nguy hiểm cho người bệnh. Bởi bệnh nhân bị đột quỵ thường rơi vào trạng thái rối loạn nuốt. Việc uống nước còn khó đối với bệnh nhân chứ chưa kể đến việc nuốt viên thuốc, có thể gây sặc và viên thuốc sẽ trở thành dị vật đường thở. 

"Khi phát hiện người có biểu hiện nghi ngờ đột quỵ, tuyệt đối không cho họ uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ", TS. Chi khuyến cáo.

3 dấu hiệu đột quỵ và cách sơ cứu đúng cách

PGS.TS Mai Duy Tôn - Khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai) chia sẻ có 3 dấu hiệu chính để nhận biết cơn đột quỵ gồm:

- Người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội.

- Đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo.

- Đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.

“Khi có dấu hiệu trên, việc đầu tiên người nhà cần làm là gọi 115. Khi gọi 115 người bệnh sẽ được cấp cứu ban đầu và đưa vào cơ sở y tế điều trị tốt nhất, chuyên sâu về đột quỵ”, PGS.TS Mai Duy Tôn nói.

PGS.TS Mai Duy Tôn cũng chia sẻ thêm, trong khi đợi xe cấp cứu, người nhà nên sơ cứu cho bệnh nhân bằng cách để phần đầu và lưng bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể (để nếu bệnh nhân bị nôn đờm dãi, thức ăn sẽ không chui vào mũi, miệng và vào phổi người bệnh); mặc quần áo thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp. Nếu bệnh nhân ngừng tim phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực và gọi trợ giúp của người xung quanh.

Bệnh nhân bị đột quỵ thường ảnh hưởng nhiều tới hô hấp. Do đó việc tiếp theo, người nhà phải dùng chiếc khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh ra ngoài. Nếu người bệnh bị co giật, người nhà phải lập tức lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải để ngáng ngang miệng. Việc quấn vải quanh đũa để người bệnh khỏi bị cắn vào lưỡi. PGS Tôn cũng lưu ý rằng các biện pháp lấy máu ở đầu ngón tay, sau tai đều không có tác dụng trong sơ cứu đột quỵ.

Theo TS. BS Lương Quốc Chính - Khoa Cấp cứu thì cách đơn giản nhất để ai cũng có thể nhận biết được dấu hiệu đột quỵ là yêu cầu người bệnh Nói – Cười – Giơ tay, chân:

- Nói: có biểu hiện nói ngọng, khó nói, nói không tròn vành rõ chứ, không nói được.
- Cười: mồm méo, lệch một bên.
- Giơ tay chào, nhấc chân: không giơ được tay lên để chào hoặc giơ hai tay lên ngang vai nhưng 1 bên tay bị sệ hơn. Nhấc chân lên nhưng không nhấc được hoặc nhấc khó…

Nguyên Hương H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin