Dịch vụ y tế vẫn chưa mang đúng nghĩa của "dịch vụ"
Bộ Y tế tăng cường hợp tác về y dược với Novartis
Bộ Y tế: Tăng cường các hoạt động phòng chống Ebola
Cung cấp đủ phương tiện phòng hộ Ebola cho cán bộ y tế Việt Nam
Bộ Y tế quyết định thanh tra việc đấu thầu thuốc
Cơ sở y tế nào sẽ được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ?
Vâng, 2 tỷ USD là tương đương với gần 43.000 tỷ đồng. Đấy chỉ là con số thống kê chưa đầy đủ cho khoảng 40.000 người Việt đi khám chữa bệnh ở nước ngoài.
Nói là chưa đầy đủ bởi con số này chỉ tính đến những người đã khai báo mục đích ra nước ngoài để chữa bệnh và được cơ quan chức năng thống kê chi phí. Người viết ngờ rằng, số tiền bỏ ra để khám chữa bệnh ở nước ngoài trên thực tế còn cao hơn nhiều vì số ca để lọt ngoài thống kê chắc là không nhỏ.
Đương nhiên, đối tượng ra nước ngoài khám bệnh chủ yếu là giới nhà giàu hoặc chí ít là những người có thu nhập cao vì với thống kê trên của Bộ Y tế, mỗi người Việt đi khám chữa bệnh ở nước ngoài đã “tiêu hết” trung bình 1 tỷ đồng.
1 tỷ đồng/bệnh nhân! Có lẽ ở Việt Nam chỉ có những ca bệnh phức tạp mới cần đến từng đó kinh phí để khám và chữa bệnh. Nhưng những người Việt đi khám ở nước ngoài thì không phải ca nào cũng phức tạp.
Theo chia sẻ của nhiều người lựa chọn phương án đi khám chữa bệnh ở nước ngoài, lý do là vì bệnh viện công trong nước quá tải, thái độ phục vụ thì hách dịch, nạn phong bì nhũng nhiễu bệnh nhân. Trong khi đó, bệnh viện tư chưa có nhiều, đa phần quy mô nhỏ, năng lực khám chữa bệnh chưa thực sự tốt.
Có không ít trường hợp người bệnh chấp nhận chi phí cao của nhiều bệnh viện tư trong nước được quảng cáo là hiện đại với hy vọng nhận được dịch vụ và chăm sóc tốt. Thế nhưng sau đó họ vẫn bị chuyển sang bệnh viện công vì trang thiết bị và năng lực của bệnh viện tư chưa đáp ứng được.
Đó là lý do mà nhiều "nhà giàu" ở Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh. “Một mình vào bệnh viện nước ngoài vẫn an tâm. Người nhà không phải thăm nuôi, hớt hải lo bữa ăn cho người bệnh. Lúc nào thích thì đến thăm, mọi việc có bệnh viện lo hết, vào đấy là không phải nghĩ gì nữa”, một bệnh nhân vừa đi khám bệnh ở nước ngoài xin giấu tên chia sẻ.
2 tỷ USD tương đương 1 tỷ đồng/bệnh nhân cứ thế chảy ra nước ngoài
Và thế là những nguồn tiền khổng lồ cứ thế “chảy” ra nước ngoài mà không được quay vòng để tái đầu tư trong nước. Một cựu quan chức y tế từng chia sẻ, 2 tỷ USD – gần 43 nghìn tỷ đồng là đủ để xây cả chục bệnh viện quy mô lớn, với trang thiết bị hiện đại. Và nếu được giữ lại để đầu tư cộng với nguồn ngân sách trong nước thì chỉ cần sau vài năm, mỗi tỉnh, thành của chúng ta đã có ít nhất 1 bệnh viện chất lượng cao.
Vấn đề là ngành y tế có thực sự tính đến bài toán kinh tế ấy? Và liệu ngành có đang cung cấp dịch vụ y tế theo đúng nghĩa của từ “dịch vụ” để những người giàu, người có thu nhập cao khi có nhu cầu khám chữa bệnh không còn phải nghĩ đến chuyện đi ra nước ngoài?
Bình luận của bạn