Tự kiểm tra vú tại nhà có thể giúp phát hiện sớm bệnh ung thư vú
Vitamin D "cứu" bệnh nhân ung thư vú
Rủi ro thường gặp khi ghép tủy chữa ung thư
Ung thư vì viêm gan C siêu vi
100% ung thư gan ở trẻ em là do viêm gan B
Phát hiện sớm ung thư sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Theo các chuyên gia y tế, chị em phụ nữ nên thực hiện các xét nghiệm sau để sàng lọc và tầm soát ung thư từ sớm:
Tự kiểm tra vú là quá trình đơn giản. Phụ nữ, đặc biệt là tuổi tiền mãn kinh, nên tự kiểm tra vào kỳ kinh nguyệt hàng tháng là tốt nhất vì ngực có nhiều thay đổi trong thời gian này. Các bước kiểm tra vú:
- Bước 1: Nhìn vào gương để xem có thay đổi nào như chỗ trũng hoặc sưng không.
- Bước 2: Nằm xuống, dùng đầu ngón tay kiểm tra mỗi bên ngực và nách xem có hạch không.
- Bước 3: Bóp nhẹ núm vú xem có tiết dịch hay không.
Tự kiểm tra vú tại nhà là cách đơn giản để phát hiện sớm ung thư vú. Nếu nhận thấy có hạch hoặc biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám bác sỹ.
2. Chụp nhũ ảnh
Chụp nhũ ảnh
Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ về thời điểm thích hợp để thực hiện chụp nhũ ảnh, có thể bắt đầu từ 40 hoặc 50 tuổi, tùy thuộc vào tiền sử bệnh của gia đình và các yếu tố ung thư tiềm ẩn. Chụp nhũ ảnh là chìa khóa để dự phòng và phát hiện sớm ung thư vú. Đây là một kiểm tra X-quang liều thấp và bắt đầu từ 40 tuổi, phụ nữ nên chụp nhũ ảnh hàng năm. Nếu bạn có nguy cơ cao như có tiền sử gia đình bị ung thư vú, các bác sỹ có thể khuyến nghị chụp nhũ ảnh sớm hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên chụp nhũ ảnh ít nhất 2 năm/lần, trong độ tuổi từ 50 - 75.
3. Xét nghiệm di truyền để phát hiện gene đột biến gây ung thư vú BRCA
Xét nghiệm di truyền để phát hiện gene đột biến gây ung thư vú BRCA
Xét nghiệm này sử dụng máu hoặc nước bọt để phát hiện những đột biến gây hại trong gene BRCA1 hoặc BRCA2 – 2 loại đột biến làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng ở phụ nữ.
Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ NCI cho biết, kết quả xét nghiệm BRCA dương tính nghĩa là bạn có 45 - 65% nguy cơ mắc ung thư vú, 11 - 39% nguy cơ ung thư buồng trứng. Kết quả âm tính hoặc không rõ ràng nghĩa là bạn không có gene tiềm ẩn nguy cơ cao.
4. Xét nghiệm phết mỏng cổ tử cung (Pap)
Xét nghiệm phết mỏng cổ tử cung
Xét nghiệm phết mỏng cổ tử cung dùng 1 mẫu tế bào để phát hiện những thay đổi trong cổ tử cung như chảy máu bất thường, đau âm đạo khi quan hệ tình dục, có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Kết quả xét nghiệm bất thường nghĩa là tế bào có thể gây ung thư và bạn cần làm soi cổ tử cung – dùng thiết bị chiếu sáng để tìm dấu hiệu bệnh trong cổ tử cung.
Nhóm Dịch vụ Y tế Hoa Kỳ (USPSTF) khuyến nghị thực hiện 3 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 21 và kết thúc lúc 65 tuổi. Nếu có kết quả bất thường, bạn sẽ được làm xét nghiệm HPV để kiểm tra sàng lọc các chủng nguy cơ cao của vius HPV.
Xét nghiệm HPV thường được thực hiện đồng thời với xét nghiệm PAP
HPV là virus gây u nhú ở người, căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ, gây ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác. Xét nghiệm HPV thường được thực hiện đồng thời với xét nghiệm PAP, được khuyến nghị thực hiện 5 năm một lần ở những phụ nữ từ 30 tới 65 tuổi. Vì HPV khá phổ biến ở những phụ nữ dưới 30 tuổi, nhưng thường tự biến mất nên xét nghiệm này thường không được khuyến nghị cho nhóm tuổi này nếu không có kết quả xét nghiệm Pap bất thường.
Bình luận của bạn