Ghép tuỷ có thể gây nhiều biến chứng
Ghép tủy không chữa khỏi ung thư vú
Ghép tủy – Cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư máu
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ, cấy ghép tủy là một trong những phương pháp phẫu thuật yêu cầu trang thiết bị cao cấp và đội ngũ bác sỹ giỏi, giàu kinh nghiệm. Cũng như các biện pháp điều trị ung thư khác, ghép tủy tiềm ẩn nhiều biến chứng ảnh hưởng nặng nề đến hệ miễn dịch, có thể khiến bệnh nhân hôn mê sâu. Nhiều biến chứng có thể khắc phục nhanh chóng bằng thuốc và các phương pháp trị liệu, song một số trường hợp nghiêm trọng có thể uy hiếp tính mạng.
(Ảnh minh họa: News)
Triệu chứng “Mảnh ghép chống lại vật chủ”
Đây là một trong những biến chứng trầm trọng nhất sau ca phẫu thuật cấy ghép, xảy ra khi các tế bào miễn dịch của người hiến xem cơ thể người nhận là ngoại lai. Lúc này hệ miễn dịch của bệnh nhân chưa hồi phục, các tế bào miễn dịch của tủy ghép có thể tấn công một số cơ quan nhất định như da, đường tiêu hóa và gan. Trong trường hợp này, nguy cơ nhiễm trùng cũng tăng cao.
Biến chứng kháng cự xảy ra khá phổ biến nhưng nếu được khắc phục kịp thời sẽ không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Biến chứng có thể ở dạng cấp tính hoặc mãn tính, xuất hiện ngay sau phẫu thuật hoặc một khoảng thời gian dài sau đó.
Suy gan cấp tính
Suy gan cấp tính là triệu chứng nghiêm trọng xảy ra khi các tĩnh mạch nhỏ và mạch máu trong gan bị tắc nghẽn. Biến chứng này chỉ xảy ra ở những ca dị ghép và những bệnh nhân điều trị bằng thuốc busulfan, melphalan sau ca mổ. Suy gan cấp tính thường xảy ra trong ba tuần đầu và xuất hiện nhiều ở người lớn tuổi. Triệu chứng phổ biến là da, mắt chuyển màu vàng, nước tiểu sậm màu, xương sườn đau và tăng cân nhanh chóng (do chất lỏng làm chướng bụng). Nhiều trường hợp nặng có thể tử vong.
Cấy ghép thất bại
Phẫu thuật ghép thất bại khi cơ thể không chấp nhận tế bào tủy mới, cơ thể người bệnh và tế bào ghép không tương thích. Hậu quả có thể dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng nghiêm trọng. Theo báo cáo, số lượng ca cấy ghép thất bại khá hiếm, tuy nhiên một khi xảy ra sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Nhiễm trùng
Trong suốt 6 tuần đầu sau khi ghép tủy cho đến khi tế bào tủy mới tái tạo bạch cầu, bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng. Nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn là cao nhất, bệnh nhân còn có thể nhiễm trùng do virus bởi lúc này hệ thống miễn dịch chưa hoạt động trở lại. Nhiễm nấm cũng là một trong những nguy cơ đáng lo ngại. Trong thời điểm này, một số nhiễm trùng gây triệu chứng nhẹ ở người bình thường có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm với bệnh nhân mới phẫu thuật.
Hiện nay hầu hết bệnh viện đều có các trang thiết bị cách ly bệnh nhân nên nguy cơ nhiễm trùng thấp. Các bác sỹ khuyến cáo bệnh nhân và người nhà tránh tiếp xúc với đất, phân người và động vật, bể nuôi cá, vật nuôi... Một số loại trái cây tươi và rau cũng bị cấm. Sốt là triệu chứng đầu tiên của nhiễm trùng, vì thế nếu bệnh nhân bị sốt phải thông báo ngay cho bác sỹ để xác định nguyên nhân.
Gây buồn nôn và nôn liên tục
Tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn kéo dài. Vì thế, các bác sỹ thường cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống nôn. Tuy nhiên, không có loại thuốc nào có thể ngăn ngừa và kiểm soát cảm giác buồn nôn 100%. Bệnh nhân cần thông báo với bác sỹ nếu liên tục nôn mửa để được kiểm tra và đổi thuốc. Các triệu chứng buồn nôn thông thường sẽ kéo dài từ 5 đến 10 ngày sau khi hóa trị, gây ảnh hưởng ít nhiều đến sự hồi phục và tâm lý của người bệnh.
Chảy máu và máu không đông
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có nguy cơ bị chảy máu và máu không đông do các phương pháp điều trị phá hủy khả năng sản sinh tiểu cầu (có tác dụng làm đông máu). Trong thời gian phục hồi, đội ngũ bác sỹ sẽ thực hiện các phương pháp đặc biệt phòng ngừa bệnh nhân bị thương và chảy máu. Một số trường hợp nặng, người bệnh cần phải được truyền máu cho đến lúc hồi phục.
Viêm phổi
Trong 100 ngày đầu cấy ghép tủy, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh Pneumonitis (một dạng viêm phổi phổ biến). Một đến hai năm sau ca phẫu thuật, bệnh nhân còn có nguy cơ mắc các bệnh về phổi khác. Thông thường, viêm phổi xảy ra do nhiễm trùng, nhưng không loại trừ trường hợp bệnh nhân mắc viêm phổi do bức xạ trong quá trình điều trị. Bệnh nhân phải thông báo với bác sỹ ngay lập tức trong trường hợp cảm thấy khó thở hoặc thở gấp để có phương pháp điều trị kịp thời.
Đau rát miệng và vòm họng
Triệu chứng viêm niêm mạc hoặc viêm loét vùng miệng ngắn hạn có thể xảy ra sau phẫu thuật do tác dụng của hóa trị và xạ trị, khiến bệnh nhân đau đớn và ăn uống khó khăn. Thông thường triệu chứng sẽ giảm sút sau khi hóa trị một tuần. Tuy nhiên, người bệnh có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng và mất nước. Các bác sỹ khuyến cáo bệnh nhân nên uống thuốc trước bữa ăn để có giảm đau và không nên bỏ bữa. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ là yêu cầu hàng đầu để bệnh nhân ung thư phục hồi sức khỏe.
Bình luận của bạn