Cần đưa ra các cam kết chắc chắn hơn nếu muốn chấm dứt dịch COVID-19

Việc chấm dứt đại dịch COVID-19 yêu cầu hợp tác từ toàn thế giới

WHO kêu gọi Pfizer giảm giá thuốc điều trị COVID-19 hỗ trợ quốc gia nghèo

Phấn đấu hoàn thành tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi trong tháng 6

Tại sao khỏi COVID-19 rồi nhưng tim vẫn đập nhanh?

Tim đập nhanh sau tiêm vaccine COVID-19 phải làm sao?

Trong tuần này, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tập hợp, nhằm xem xét các hướng đi tiếp theo để đối phó với dịch COVID-19 trên toàn cầu. Các nhà lãnh đạo trên thế giới cũng cần thực hiện các cam kết cụ thể về vấn đề tiêm chủng, cứu sống người bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe của người dân một cách tốt hơn.

Theo các ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong khoảng thời gian gần đây, số người tử vong liên quan tới COVID-19 vào năm 2020 và năm 2021 là gần 15 triệu người. Đây là một lời nhắc nhở nghiêm túc về cái giá mà con người phải trả đối với đại dịch này.

Dù các ca COVID-19 trên toàn cầu đang có xu hướng giảm, nhưng vẫn thật sai lầm nếu nghĩ rằng đại dịch đã kết thúc. Đây là thời điểm cần tăng cường các nỗ lực, chứ không phải là lúc để mất cảnh giác. Hội nghị thượng đỉnh này mang đến cho các nhà lãnh đạo cơ hội viết ra chương kết thúc của đại dịch - một cơ hội mà họ không thể bỏ lỡ.

Các nhà lãnh đạo bắt buộc phải nắm bắt cơ hội này để huy động tài trợ và ý chí chính trị - những yếu tố cần thiết để đạt được các mục tiêu toàn cầu về tỷ lệ bao phủ tiêm chủng COVID-19, tỷ lệ xét nghiệm và tiếp cận các phương pháp điều trị, bao gồm cả thuốc kháng virus đường uống và tiếp cận với oxy. Việc đạt được các mục tiêu này là điều cần thiết để chấm dứt đại dịch, bằng cách giảm lây nhiễm và bảo vệ mọi người khỏi ảnh hưởng của COVID-19.

Một hành động mạnh mẽ, mang tính toàn cầu sẽ giúp giảm thiểu sự suy thoái kinh tế do COVID-19 gây ra, bao gồm cả tình trạng gián đoạn nguồn cung đang góp phần gây ra lạm phát và tăng trưởng chậm tại nhiều nơi trên thế giới.

Nỗ lực chấm dứt dịch COVID-19 một cách dứt khoát cũng sẽ cho phép thế giới tập trung trở lại vào việc chống lại các căn bệnh khác (vốn đã bị gián đoạn do dịch COVID-19), đưa việc tiêm chủng định kỳ trở lại một cách ổn định. Tất cả những điều này đều đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em.

Nỗ lực chấm dứt dịch COVID-19 dứt khoát là điều cần thiết cho sự phát triển của trẻ em

Nỗ lực chấm dứt dịch COVID-19 dứt khoát là điều cần thiết cho sự phát triển của trẻ em

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, việc chấm dứt đại dịch vẫn còn rất khó khăn. Tỷ lệ xét nghiệm trên toàn cầu đang giảm mạnh, có nghĩa là chúng ta không thể theo dõi quỹ đạo phát triển của loại virus này. Hiện tại các quốc gia thu nhập thấp, số lần xét nghiệm trung bình trên 100.000 người chỉ là 5 lần/ngày, còn cách xa so với mục tiêu 100 lần/ngày.

Dù đã có những tiến bộ đáng kể giúp tỷ lệ bao phủ vaccine tại các nước thu nhập thấp ngày càng tăng, không thể bỏ qua sự thật hàng triệu người vẫn chưa được tiêm chủng. Theo đó, tỷ lệ người đã được tiêm vaccine tại các nước thu nhập thấp chỉ là hơn 15%.

Theo WHO, cần đảm bảo hỗ trợ các quốc gia mục tiêu để đảm bảo tỷ lệ bao phủ vaccine đạt 70%, đặc biệt ưu tiên bao phủ vaccine cho toàn bộ các nhóm có nguy cơ vẫn là cách tốt nhất để cứu sống người bệnh, bảo vệ hệ thống y tế và giảm thiểu các trường hợp hậu COVID.

Trên thực tế, việc tiếp cận với các loại thuốc kháng virus mới, hiệu quả vẫn còn bị hạn chế bởi thiếu nguồn cung, tỷ lệ xét nghiệm thấp. Trong khi đó, tình trạng thiếu oxy y tế và các thiết bị bảo hộ cá nhân vẫn đang ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trên thế giới.

ACT-Accelerator (một chương trình hợp tác toàn cầu hoạt động trên 4 lĩnh vực: Chẩn đoán, điều trị, tiêm chủng và kết nối hệ thống y tế) đã công bố một kế hoạch chiến lược, cũng như ngân sách cần có để giải quyết những vấn đề này vào tháng 10/2021. Họ cũng đã đạt được những tiến bộ cụ thể trên tất cả các lĩnh vực, nhưng vẫn phải đối mặt với các khó khăn về tài chính. Theo đó, những người đứng đầu ACT-Accelerator cho biết tổ chức này lo ngại rằng 6 tháng nữa trong chu kỳ ngân sách mới, sẽ chỉ có 10% nhu cầu tài chính được đáp ứng.

3 tháng trước, ACT-Accelerator đã đưa ra khuôn khổ tài chính của tổ chức, với yêu cầu “chia sẻ công bằng” tới các quốc gia giàu nhất trển thế giới (được tính toán dựa trên quy mô nền kinh tế của từng quốc gia, cũng như những lợi ích các quốc gia này có thể thu lại được từ sự phục hồi nhanh của nền kinh tế và thương mại toàn cầu).

Tính đến ngày 10/5, đã có 6 quốc gia dẫn đầu trong việc cam kết ít nhất 25% phần “chia sẻ công bằng”. Tuy nhiên, ACT-Accelerator cho biết họ vẫn cần nhiều hơn thế.

Với việc thế giới đang dần hướng sự chú ý tới các tình trạng khẩn cấp khác, hàng tỷ người vẫn đang tiếp tục phải chịu việc thiếu khả năng tiếp cận công bằng với các công cụ chống lại COVID-19. Điều này đã được coi là điều hiển nhiên tại nhiều quốc gia do thiếu kinh phí và ý chí chính trị.

 

Nhiều quốc gia đang tạo ra các ưu tiên cho vấn đề sức khỏe, kinh tế và xã hội. Nhưng họ có thể bỏ ngỏ những vấn đề này nếu đại dịch tiếp tục kéo dài, bùng phát trở lại. Việc thiếu kinh phí cho việc triển khai các chiến dịch tiêm vaccine toàn dân, thiếu kinh phí cho các phương pháp điều trị đang hạn chế, ngăn cản sự tiếp cận sâu rộng cần thiết.

Các biến thể phụ của Omicron - BA.4 và BA.5 vẫn làm tăng số ca tử vong và nhập viện ở những nơi có khả năng miễn dịch cao là một lời cảnh báo, cho thấy toàn cầu cần hành động để đón đầu các biến thể mới, có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn trong tương lai.

ACT-Accelerator khuyến khích cần đầu tư vào nghiên cứu, phát triển để cập nhật các công cụ chống lại COVID-19 hiện có, các loại vaccine, xét nghiệm và các phương pháp điều trị nhằm giám sát sự lây truyền, giảm thiểu tác động của đại dịch, cũng như bảo vệ các dịch vụ thiết yếu. Những hành động như vậy sẽ là nền tảng cho một chiến lược giúp kết thúc đại dịch.

Từ các quyết định do các đồng chủ trì Hội nghị đề ra sẽ, chúng ta vẫn sẽ phải đi một chặng đường dài để giải quyết các lỗ hổng về tài chính và chính sách hiện đang kìm hãm việc chống lại dịch COVID-19.

Việc kết thúc đại dịch trong năm 2022 đòi hỏi sự lãnh đạo toàn cầu. Nhìn chung, các quốc gia giàu có hơn cần tài trợ đầy đủ cho khoản thiếu hụt tài chính 15 tỷ USD của ACT-Accelerator. Trong khi đó, tất cả các quốc gia cần cam kết thực hiện các chính sách và chiến lược quốc gia, nhằm tối ưu hóa khả năng kiểm soát đại dịch, cả trên phạm vi quốc gia và toàn cầu. Đại dịch sẽ không kết thúc cho đến khi đạt được sự tiếp cận với vaccine, xét nghiệm, phương pháp điều trị và các thiết bị bảo hộ cá nhân cho tất cả mọi người, ở mọi nơi.

Chúng ta không thể trì hoãn thêm nữa. Cuộc sống, nền kinh tế và an ninh y tế toàn cầu phụ thuộc vào kết quả của Hội nghị thượng đỉnh lần này.

Tuần này, ACT-Accelerator kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới, khu vực tư nhân, các nhà từ thiện và các bên liên quan khác thực hiện các cam kết chắc chắn, cần thiết để cứu sống, lật ngược tình thế và đảm bảo tương lai cho tất cả mọi người.

Vi Bùi (Theo WHO)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội