Bệnh tay chân miệng ở TP.HCM gia tăng, giám sát bệnh viêm gan "bí ẩn"

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại TP.HCM gia tăng gấp 4 lần - Ảnh:Báo tuổi trẻ

Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 9/5/2022

Quốc gia đầu tiên thay đổi "chiến thuật" tiêm chủng vaccine COVID-19

Đã đến lúc nên thay đổi quy định 5K phòng chống dịch COVID-19?

TP.HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM tối 9/5 cho biết số ca bệnh tay chân miệng trong tuần vừa qua đã tăng gần gấp 4 lần so với trung bình 4 tuần trước. Số ca bệnh tăng ở cả nhóm bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú. Bệnh nhân tập trung nhiều ở các quận huyện: TP. Thủ Đức, Quận 12, Bình Tân, Hoóc Môn, Tân Bình.

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ, giám sát trường hợp viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân. Nếu phát hiện các trường hợp bất thường, không rõ nguyên nhân đề nghị báo cáo ngay về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để theo dõi, chỉ đạo kịp thời. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến 3/5 trên thế giới đã ghi nhận 228 trường hợp trẻ mắc bệnh viêm gan "bí ẩn" tại 20 quốc gia, trong đó có 4 trường hợp tử vong.

Nhân 110 năm ngày sinh của cố GS. Tôn Thất Tùng, hình nền trên trang tìm kiếm Google đã cập nhật hình đại diện là Doodle của vị thiên tài y khoa - người đã gây kinh ngạc cho thế giới bởi phát minh trong lĩnh vực phẫu thuật gan khi mới 27 tuổi. Ông nổi tiếng khi sáng tạo ra phương pháp cắt gan khô. Trong những năm 1960, ông đã nghiên cứu thành công phương pháp "cắt gan có kế hoạch", thường được gọi là "phương pháp mổ gan khô" hay "Phương pháp Tôn Thất Tùng". 

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đề xuất bỏ yêu cầu khách quốc tế đến Việt Nam phải có xét nghiêm âm tính vì cản trở mở cửa du lịch. Hồi đầu tháng 3/2022, Hội đồng Tư vấn Du lịch từng đề xuất Chính phủ bỏ yêu cầu xét nghiệm với du khách trước và sau khi đến Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ Y tế mới bỏ quy định dừng khai báo y tế với người nhập cảnh từ 27/4.

Theo Vtv.vn, trong khoảng 2 tuần trở lại đây, số trẻ đến khám và nhập viện tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) liên quan đến các bệnh về đường tiêu hóa (với triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy...) tăng lên khoảng 40%, cụ thể mỗi ngày có tới gần 100 trẻ mắc bệnh, trong đó có từ 3 - 5 trẻ chuyển nặng cần nhập viện. Các bệnh về đường tiêu hóa được coi là bệnh theo mùa, vậy nên, các bác sỹ khuyến cáo: Phụ huynh không nên quá lo lắng mà tự ý dùng các loại thuốc chống nôn, cầm tiêu chảy hay kháng sinh chưa được bác sỹ chỉ định cho trẻ. Thay vào đó, cha mẹ cần tham khảo ý kiến làm theo hướng dẫn của các bác sỹ.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị một bệnh nhi (15 tuổi, trú tại Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) mắc hội chứng viêm đa hệ thống mức độ nặng hậu COVID-19. Bệnh nhi nhập viên trong tình trạng ban đỏ toàn thân, kết mạn mắt đỏ, sưng nề mi mắt, lưỡi đỏ, mệt nhiều, sốt cao. Sau hơn 10 ngày điều trị, bệnh nhi được xuất viện, đi học trở lại, sinh hoạt gần như trước đây. Tuy nhiên, bệnh nhi vẫn cần theo dõi lâu dài các biến chứng trên tim mạch và hệ miễn dịch.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về sự xuất hiện của 3 biến thể dòng phụ của Omicron với nguy cơ lây nhiễm nhanh hơn và ảnh hưởng đến phổi. Theo đó, các biến thể phụ BA.4, BA.5 và BA.2.12.1 có khả năng lây nhiễm cao hơn biến thể Omicron gốc. Được biết, WHO và nhiều nhà khoa học trên thế giới đã theo dõi các diễn biến liên quan 3 biến thể phụ này tại Nam Phi và Mỹ.

Ngày 9/5, Bộ trưởng Y tế Indonesia cho biết nước này đã phát hiện thêm 15 ca viêm gan nặng không rõ nguyên nhân, sau khi ghi nhận 3 ca tử vong cùng căn bệnh này ở trẻ em./

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin