Làm thế nào để tìm kiếm thông tin về bệnh ung thư một cách hiệu quả?

Cần có phương pháp tìm kiếm thông tin về bệnh ung thư (ảnh: Lê Dương)

Hiểu đúng về dinh dưỡng và ung thư

Chữa ung thư theo "thần y" - tiền mất tật mang

Người bệnh ung thư bị “bủa vây” bởi tin đồn

Làm sao để tỉnh táo trước “ma trận” tin đồn về ung thư?

Trong khi các đơn vị y tế nỗ lực truyền thông những kiến thức chính thống, mang tính khoa học đến bệnh nhân ung thư thì thực tế không ít người, cả người nhà và người bệnh, đều không đón nhận. Thứ họ nhận lại là những thông tin không chính thống vẫn lan tràn trên các trang mạng xã hội.

Những thông tin này hay còn gọi là tin đồn thường xoay quanh các vấn đề nguyên nhân gây bệnh, bài thuốc gia truyền trị dứt điểm, phương pháp thần kỳ để điều trị ung thư. Phương thức truyền tải trên các mạng xã hội giúp các tin đồn này tiếp cận người bệnh dễ dàng nhưng lại gây khó cho các y bác sĩ trong việc khám và điều trị ung thư, cũng như khiến cho bệnh nhân bỏ lỡ “thời điểm vàng” để điều trị.

TS. BS. Đào Thị Yến Phi - Nguyên trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Giảng viên chính Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch* chia sẻ về nguyên nhân: “Khi tìm hiểu thì người bệnh cảm thấy hoang mang vì thông tin y khoa chuyên sâu khó hiểu nên người bệnh nếu có ít kiến thức thì sẽ khó có thể hiểu hết. Từ thực trạng đó người bệnh mong muốn tìm thêm các thông tin dễ hiểu. Và khi tìm hiểu thì họ có thể tiếp xúc cả nguồn thông tin tốt, thông tin giả chưa được kiếm chứng.”

Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả

Chính vì những khó khăn đó, TS BS Phạm Nguyên Quý - Điều trị Khoa Ung thư nội, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren* đã đưa ra những phương pháp tìm kiếm thông tin đúng về bệnh ung thư.

SUCKHOE+ BOX 10-5-01

TS BS Phạm Nguyên Quý - Điều trị Khoa Ung thư nội, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren; nghiên cứu viên tại Khoa Y, Đại học Kyoto; Anh cũng là đồng sáng lập và Trưởng dự án Y học cộng đồng. (Ảnh: Lê Dương)

Việc tìm kiếm thông tin về bệnh ung thư phải phụ thuộc vào tính cá nhân hóa của bệnh nhân: giai đoạn bệnh thay đổi theo từng thời kỳ, phương pháp điều trị, lịch trình điều trị, tác dụng phụ,... Mỗi người cần xác định bản thân cần biết những thông tin gì? Cần tham khảo ý kiến của bác sỹ điều trị - người có nhiều thông tin chính xác, ngoài ra cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của một số bác sỹ chuyên môn để có góc nhìn đa diện, nhiều chiều hơn. Cần phải cẩn trọng khi nghe lời khuyên từ người quen hoặc tìm hiểu các thông tin trên mạng.

Bác sỹ Quý còn chỉ ra công thức đánh giá độ xác thực của thông tin T-N-N-N-Đ (tác giả - nguồn - ngày tháng - nội dung - độ tin cậy).

  • Tác giả: Theo tiêu chuẩn tên tác giả cần được đính kèm cùng thông tin để xác thực. Nên lựa chọn những tác giả có chức danh, có chuyên môn trong lĩnh vực y khoa để đảm bảo độ tin cậy của thông tin.
  • Nguồn lưu hành bài viết: Cần lựa chọn nguồn truyền tải từ các website chính thống, có tên miền và mục đích hoạt động rõ ràng phù hợp với thông tin tìm kiếm. 
  • Ngày tháng cập nhật: Vì xu hướng phát triển và phương pháp điều trị ngày càng cập nhật nên cần lựa chọn các tin bài mới để có thể nắp bắt nội dung, thông tin một cách nhanh nhất.
  • Nội dung: Mỗi người khi tìm kiếm cần biết cách chọn lọc thông tin, tự đặt các câu hỏi liên quan như: kiến thức đó có phù hợp với y khoa đương đại hay không? Những thông tin đó có chính thống, có link tham khảo uy tín hay không. Về hình thức truyền tải cần phải hợp lý, dể hiểu, sử dụng từ ngữ. Tránh các bài viết sử dụng mỹ từ hay các cụm từ gây chú ý nhằm mục đích cá nhân.
  • Xếp hạng độ tin cậy.

Cách thức nhận biết thông tin sai sự thật

Trong cuốn sách “Đồng hành cùng bệnh nhân ung thư - Cẩm nang cho bệnh nhân và người thân” được thực hiện bởi  TS.BS. Phạm Nguyên Quý, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh có chỉ ra 7 lưu ý để phát hiện một phương pháp điều trị ung thư đăng tải trên mạng có phải là phương pháp “điều trị rởm” không. Đó là:

  • Loại ung thư nào cũng có tác dụng
  • Bằng chứng là cảm nhận của bệnh nhân
  • Phương pháp điều trị đơn giản
  • Thành phần từ thiên nhiên
  • Lời quảng cáo quá hay
  • Tăng cường khả năng miễn dịch
  • Thuyết âm mưu

Khi lựa chọn tin tưởng những thông tin chưa được kiểm chứng thì người chịu thiệt thòi đầu tiên chính là bản thân bệnh nhân. Họ đã lựa chọn đánh mất đi cơ hội điều trị của mình, đánh mất đi niềm tin vào những phương pháp điều trị của y bác sĩ. Chính vì thế khi tìm kiếm thông tin, mỗi người chung ta phải thật sự tỉnh táo, kịp thời, thông minh khi đối mặt với những thông tin chưa được kiểm chứng và từ đó lựa chọn phương pháp điều trị đạt chuẩn,  phù hợp với bản thân.

 

*Med Talks là chuỗi sự kiện trò chuyện trực tuyến xoay quanh chủ đề y khoa, dược, tâm lý với những chia sẻ của các bác sỹ chuyên khoa cung cấp những kiến thức khoa học bổ ích về các bệnh lý, cách nhận biết, mức độ phức tạp của bệnh, cách xử lý, điều trị các bệnh và quan trọng hơn cả là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Thu Mai
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ