- Chuyên đề:
- Hiếm muộn vô sinh
Nguyên nhân nào khiến bạn khó mang thai lần 2?
Viêm ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh, chửa ngoài tử cung
Vô sinh do tắc ống dẫn trứng: 12 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị
5 nguyên nhân khiến bạn mãi chưa được làm bố
Vô sinh ảnh hưởng đến khoảng 48 triệu phụ nữ trên toàn thế giới, với tỷ lệ mắc cao nhất ở Nam Á, châu Phi cận Sahara, Bắc Phi/Trung Đông và Trung/Đông Âu và Trung Á. Vô sinh ở nữ giới được định nghĩa là không thể mang thai sau 1 năm cố gắng (hoặc 6 tháng đối với phụ nữ từ 35 tuổi trở lên).
Các yếu tố gây ra vô sinh ở phụ nữ bao gồm: Chế độ dinh dưỡng, bệnh tật và các dị tật của tử cung. Các chuyên gia cho biết tỷ lệ mang thai bắt đầu giảm theo cấp số nhân sau khi bước sang tuổi 30, đặc biệt là sau tuổi 35.
Khi xuất hiện những bất thường của chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ không nên chủ quan bởi đó có thể là một trong những dấu hiệu gây vô sinh hiếm muộn, giảm khả năng sinh sản:
Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Chu kỳ kinh nguyệt không đều gây ra bởi các vấn đề sức khỏe, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nguyên nhân phổ biến của kinh nguyệt không đều là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). PCOS làm rối loạn nội tiết ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tăng khả năng vô sinh ở nữ giới. Do đó, bạn cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và trao đổi với bác sỹ khi có những dấu hiệu bất thường.
Vô kinh (mất kinh)
Mất kinh là một trong các triệu chứng của vô kinh ở phụ nữ. Vô kinh được chia thành 2 loại: vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Nếu phụ nữ chưa từng có kinh nguyệt thì có thể họ đang mắc vô kinh nguyên phát. Nếu phụ nữ bị mất kinh từ 3 chu kỳ trở lên thì có thể họ đang bị vô kinh thứ phát. Vô kinh thứ phát gây ra bởi các yếu tố: Căng thẳng, trọng lượng cơ thể thấp, tập thể dục quá mức, dùng một số loại thuốc, sẹo tử cung và thiếu cơ quan sinh sản. Mất kinh cũng có thể xảy ra ở thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, chỉ 1% phụ nữ mất kinh do mãn kinh trước 40 tuổi.
Đau bụng kinh
Thông thường, khi đến chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sẽ có những cơn đau co thắt tử cung. Tuy nhiên, nếu những cơn đau dai dẳng, không dứt khi uống một số thuốc ibuprofen thì bạn cần trao đổi với bác sỹ phụ khoa.
Bạn cần khám bác sỹ nếu dùng thuốc mà đau bụng kinh nguyệt không giảm
Đau bụng kinh dữ dội gây ra bởi các vấn đề sức khỏe khác, có thể dẫn đến vô sinh. Bệnh viêm vùng chậu (PID) là bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs có thể gây ra đau bụng dữ dội và vô sinh. Nếu không được điều trị sớm, bệnh PID tạo điều kiện cho các mô sẹo hình thành trong và xung quanh ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung - tình trạng niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, lạc nội mạc tử cung tạo ra các u nang trong buồng trứng và sẹo của ống dẫn trứng, dẫn đến vô sinh. Tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 6 - 10% phụ nữ.
Các bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ lạc nội mạc tử cung để phòng các bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, khả năng sinh sản tự nhiên không được đảm bảo như người bình thường. Trong trường hợp này, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được coi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Điều trị ung thư
Một số phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gây ra mãn kinh sớm. Điển hình như hóa trị hoặc xạ trị vùng chậu có thể làm mất trứng nhanh chóng. Các chuyên gia khuyên bạn nên trao đổi với bác sỹ sản khoa trước khi điều trị ung thư để bảo tồn khả năng sinh sản. Các phương án bảo tồn khả năng sinh sản bao gồm: Thụ tinh nhân tạo, chuyển vị trí buồng trứng, bảo quản lạnh mô buồng trứng.
Bình luận của bạn