- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Mất kinh, vô kinh là nguyên nhân gây vô sinh ở nhiều chị em
Rối loạn nội tiết – "Thủ phạm" gây mất kinh, vô kinh
5 chứng bệnh có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
Xấu đẹp gì đều do kinh nguyệt xui khiến!
Kinh nguyệt ít đi – báo hiệu tiền mãn kinh sắp đến
Bình thường, tuổi bắt đầu có hành kinh của các bé gái trung bình là 13 – 16. Một số em gái có hành kinh sớm hơn (10 – 12 tuổi), nhưng cũng có nhiều người có kinh nguyệt muộn (17 – 19 tuổi). Trong cả cuộc đời, một người phụ nữ thường có khoảng 35, 40 chu kỳ kinh nguyệt. Sau thời gian này, người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Khi chưa hết khoảng thời gian này mà bị mất kinh, dù trước đó vẫn có kinh nguyệt bình thường, chứng tỏ vì một nguyên nhân nào đó gây mất kinh, gọi là vô kinh thứ phát.
Nguyên nhân gây vô kinh thứ phát:
Theo bác sỹ Giang Tuấn Tú - Nguyên Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe cộng đồng (thuộc Bộ Y tế), có nhiều nguyên nhân gây vô kinh thứ phát, từ tâm lý đến bệnh lý như: Yếu tố tâm lý, dinh dưỡng, nội tiết, nhiễm trùng, bệnh lý phụ khoa…
Yếu tố tâm lý: Những xúc động mạnh về tinh thần như vui buồn thái quá, lo sợ quá mức, quá mong có con hoặc stress do công việc… đều có thể khiến kinh nguyệt rối loạn, mất kinh, vô kinh.
Yếu tố dinh dưỡng: Giảm cân quá mức, ăn uống kiêng khem, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu có thể gây ra mất kinh.
Bệnh lý phụ khoa: Do cắt tử cung, bệnh lý ở tử cung, buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa nặng… cũng là nguyên nhân khiến kinh nguyệt thất thường, rối loạn.
Rối loạn nội tiết tố: Đây là nguyên nhân lớn nhất gây vô kinh thứ phát. Chính rối loạn nội tiết gây ra rối loạn chức năng vùng dưới đồi, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tuyến tụy, suy buồng trứng sớm… gây rối loạn kinh nguyệt, kinh thưa, mất kinh.
Bị vô kinh thứ phát có nên uống thuốc cho ra kinh?
Nhiều chị em thấy mất kinh nguyệt mấy tháng liền uống thuốc cho ra kinh, hoặc uống thuốc tránh thai hàng ngày để vòng kinh đều hơn. BS Tú cho rằng thuốc tránh thai hàng ngày chính là thuốc nội tiết, tạo vòng kinh giả cho chị em. Sau khi uống, đúng là người phụ nữ sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt đều hơn, nhưng đây chỉ là vòng kinh giả. Thực tế, có thể nang noãn (trứng) không rụng, không tiết ra hormone estrogen và progesterone làm dầy niêm mạc tử cung, không có hiện tượng bong niêm mạc tử cung, dẫn đến vô kinh.
Bởi vậy, nếu thấy mất kinh nguyệt từ 3 tháng trở lên, chị em nên đi khám phụ khoa để tìm nguyên nhân và được tư vấn cách điều trị phù hợp, tránh để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể của chị em.
Trong trường hợp vô kinh thứ phát do rối loạn nội tiết tố, chị em có thể uống bổ sung thêm hormone nội tiết tự nhiên (từ các sản phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược và hoạt chất sinh học như Pregnenolone – tiền hormone sinh dục) giúp ổn định hệ trục não bộ - tuyến yên – buồng trứng, ổn định nội tiết tố, giúp kinh nguyệt điều hòa và ổn định hơn.
Lưu ý: Chị em cũng nên hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ, chuyên viên tư vấn trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.
Anh Nguyễn H+
Bình luận của bạn