5 điều nên cân nhắc khi mua thực phẩm chức năng tại Mỹ

Cách chọn mua thực phẩm chức năng tại Mỹ

Tái bản lần thứ ba cuốn sách "Thực phẩm chức năng"

Thanh Hóa: Phát hiện hàng chục mẫu thuốc, thực phẩm chức năng không đạt chuẩn

Caffeine trong "thuốc giảm cân" hại như thế nào?

7 biện pháp thảo dược cho mồ hôi nhiều

Sản phẩm có thể được bán mà không cần FDA cho phép

Theo một thống kê tại Mỹ, hiện có hơn 54.000 loại thực phẩm chức năng trên thị trường, được bán dưới 1.000 thương hiệu khác nhau. Trên thực tế, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận một cách rộng rãi TPCN như là một Sản phẩm có chứa một "thành phần dinh dưỡng", có thể bao gồm vitamin, khoáng chất, thảo dược hoặc acid amin.

Khác với các loại thuốc, các nhà sản xuất phải chứng minh an toàn và hiệu quả trước khi sản phẩm mới tiếp cận thị trường, các nhà sản xuất TPCN thường không cần FDA chấp thuận trước khi sản xuất hoặc bán TPCN, miễn là các thành phần mà họ đang sử dụng được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung ở Mỹ trước khi Luật về Y tế và Giáo dục năm 1994 được thông qua.

Thực phẩm chức năng Mỹ có thể được bán mà không thông qua FDA

FDA chỉ giám sát các sản phẩm sau khi được tung ra thị trường và Chính phủ yêu cầu các nhà sản xuất báo cáo tất cả các tác dụng phụ nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ liên quan đến việc sử dụng các chất bổ sung của họ.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có khá nhiều sai phạm ở ngành công nghiệp giá trị cao này. Chẳng hạn, năm ngoái, một cuộc điều tra của văn phòng Tổng chưởng lý New York đã phát hiện ra một vài thương hiệu TPCN nổi tiếng được bày bán tại siêu thị như GNC, Target, Walgreens và Walmart chứa các tạp chất không được liệt kê trên bao bì. Chỉ 21% sản phẩm thực sự có DNA của các loại thảo dược có ghi trên nhãn hiệu.

Lựa TPCN: Xem nhãn hiệu, lựa công dụng

Tuy nhiên, khác với nhiều quốc gia khác, người Mỹ được cho là khá khó tính trong việc lựa chọn sản phẩm. Các sản phẩm TPCN nếu không được các phòng thí nghiệm danh tiếng “đóng dấu” thì khó được họ lựa chọn. Tại Mỹ, chỉ cần sản phẩm được đóng dấu của ba tổ chức chứng nhận thực phẩm chức năng độc lập, đó là ConsumerLab.com, NSF International, và Dược điển Mỹ (USP) thì chắc chắn sản phẩm đó được lựa chọn. Đó là do, các tổ chức này sẽ tiến hành đánh giá độ tinh khiết, hiệu lực, thành phần và các tiêu chuẩn khác của sản phẩm với những kiểm nghiệm độc lập, nghiêm ngặt nhằm đưa những sản phẩm TPCN tốt đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các tổ chức này cũng đưa ra những tiêu chí giúp người tiêu dùng có thể từng bước lựa chọn những loại TPCN thực sự có ích cho sức khỏe

 Theo các chuyên gia y tế, trả lời đủ 5 câu hỏi này, người tiêu dùng cho thể chọn lựa được đúng những sản phẩm chất lượng mà họ đang cần dùng.

1.  Sản phẩm này liệu có bị cảnh báo hoặc phê chuẩn trước đó hay không?

Việc tìm kiếm thông tin của sản phẩm hoặc nhà sản xuất trên trang web của FDA có thể giúp bạn tìm được những thông tin này. FDA cũng liên tục cập nhật danh sách về những vụ cảnh báo hoặc thu hồi TPCN trên thị trường.

Do ngành công nghiệp TPCN liên tục ra mắt những sản phẩm mới, một sản phẩm có thể gây nguy hiểm ngay cả khi chưa có lời khuyến cáo nào được đưa ra. Một vài phút nghiên cứu trực tuyến có thể đưa ra những thông tin hữu ích về các loại TPCN và uy tín của nhà sản xuất.

Nghiên cứu thành phần của TPCN cũng cần được lưu tâm. Ví dụ, ConsumerLab đã đưa ra một danh sách 12 thành phần có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng vẫn được sử dụng. Ủy ban Thương mại Liên bang cũng đưa ra một danh sách các chất làm dấy lên mối lo ngại về sự an toàn.

2. Sản phẩm có được thử nghiệm trong những phòng thí nghiệm độc lập hay không?

Những khoảng trống trong quy định đã dẫn đến những sai sót về chất lượng, ngay cả ở những sản phẩm phổ biến. Ví dụ, khảo sát của cơ quan Tổng chưởng lý Hoa Kỳ cũng thấy rằng các sản phẩm gắn mác “thảo dược” có thể bị trộn lẫn với những chất độn như gạo hoặc cây trồng ở nhà. Trong một số trường hợp, TPCN có chứa những tạp chất có thể gây hại cho những người có cơ địa dị ứng.

Kết quả tương tự cũng được tìm ra bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Guelph ở Canada. Năm 2013, họ đã tiến hành thử nghiệm 44 sản phẩm thảo dược từ hàng chục công ty. Theo đó, chỉ có 2 công ty trong số đó không có bất kỳ tạp chất hoặc chất độn nào có trong những sản phẩm của họ.

Một số ít các cá nhân, tổ chức phi lợi nhuận độc lập đã từng bước tiến hành “lấp khoảng trống” bằng cách kiểm tra các TPCN và báo cáo kết quả. Dược điển Hoa Kỳ (USP) đã thiết lập một chương trình tự nguyện để kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của một cơ sở hoặc công ty. Những công ty vượt qua sự kiểm tra này có thể được xác minh bằng con dấu xác nhận “USP Verified” màu vàng và đen trên nhãn hiệu của họ. Có ít hơn 1% các TPCN trên thị trường có gắn xác nhận này. 

Một sản phẩm được gắn xác nhận của Dược điển Hoa Kỳ

Trung tâm hợp tác về An toàn Thực phẩm và Nước uống NSF (thuộc Tổ chức Y tế Thế giới) cũng tiến hành một chương trình tương tự nhắm đến các TPCN thể thao.

2 tổ chức khác là ConsumerLab.com và LabDoor cũng kiến hành kiểm tra ngẫu nhiên TPCN giảm cân và báo cáo kết quả. Cả hai nhóm đã tiến hành cung cấp thông tin tổng quan miễn phí và các thành viên phải trả tiền để xem được kết quả đầy đủ. ConsumerLab cũng đã tổng hợp một danh sách các cảnh báo sức khỏe và những vụ thu hồi TPCN trong hơn một thập kỷ qua.

3. Thông tin sản phẩm này tốt có đúng sự thật hay không?

Các nhà sản xuất TPCN đều bị cấm đưa ra những tuyên bố vô căn cứ về lợi ích sức khỏe của sản phẩm. Đó là lý do vì sao những công bố của nhà sản xuất thường tránh những từ như “chữa bệnh” để chuyển thành “hỗ trợ hệ miễn dịch”. Song, không khó khăn gì để tìm ra các sản phẩm với những lời khẳng định quá trớn.

Trước khi mua TPCN, hãy xem xét lại những thông tin bạn được cung cấp. Liệu sản phẩm đó có được quảng bá như một phương pháp chữa trị thần kỳ, một sản phẩm kỳ diệu hay không. Theo FDA, người tiêu dùng nên cẩn thận với những sản phẩm được quảng bá là có khả năng chữa bệnh ngay lập tức. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng những sản phẩm như vậy chủ yếu được chứng thực mang tính cá nhân, không đáng tin cậy. Chúng cũng có thể sử dụng những thuật ngữ y tế đáng ngờ. Và chỉ vì một sản phẩm nào đó được dán nhãn là “tự nhiên” cũng không có gì bảo đảm rằng chúng là an toàn.

Hàng triệu người thực hiện những gian lận về y tế, do đó người tiêu dùng nên cân nhắc kỹ những thông tin về sản phẩm. Đừng tin tưởng tuyệt đối ở những người bán hàng. Một số người có thể đưa ra những lời khẳng định hoàn tiền nếu người dùng không hiệu quả, song theo FDA, những người tiếp thị sản phẩm giả mạo hiếm khi ở một nơi quá lâu. Vì khách hàng sẽ không thể tìm ra họ, nên những người bán hàng này cũng có thể mặc sức quảng bá về sản phẩm và sự “đảm bảo” của họ.

4. Có bằng chứng cho thấy TPCN tốt như những lời hứa hẹn hay không?

Hàng nghìn nghiên cứu đã tiến hành đo lường về tác động của các chất khác nhau trên cơ thể con người. Viện Y tế quốc gia đã tổng hợp thông tin về các TPCN được tiêu thụ nhiều nhất như vitamin, khoáng chất. Những dữ liệu này giải thích về cách mỗi loại vitamin và khoáng chất tác động đến cơ thể và các bằng chứng khoa học về tác động sức khỏe của chúng.

Kho dữ liệu PubMed của Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ cũng tiến hành phân tích về các loại vitamin, khoáng chất, dưỡng chất từ thực vật, thực vật, dưỡng chất tăng hiệu suất lao động, thảo dược cổ truyền Trung Quốc, TPCN thảo dược...

Nguồn tài liệu sẵn có sẵn sàng phục vụ những nhóm công chúng nhất định: Bộ quốc phòng cung cấp thông tin về sự an toàn của các thực phẩm bổ sung với các thành viên. Những người lớn tuổi cũng có thể tìm dữ liệu được tạo ra bởi FDA, Ủy ban Thương mại Liên bang, Viện Quốc gia về lão hóa và NSF.

5. Tôi nên dùng TPCN loại nào? Bao nhiêu là đủ?

Bác sỹ, dược sỹ và các chuyên gia dinh dưỡng là những người bạn có thể tham khảo ý kiến về việc sử dụng các loại vitamin hoặc TPCN. Những bệnh nhân sử dụng TPCN nên đặc biệt thận trọng, vì một số sản phẩm có thể gây trở ngại cho việc điều trị.

Khi sử dụng các TPCN, hãy chú ý về liều lượng của chúng. Một số loại vitamin và khoáng chất an toàn khác cũng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nếu bị lạm dụng. Ủy ban Y khoa của Viện dinh dưỡng và Thực phẩm Hoa Kỳ cũng khuyến cáo người dùng cân nhắc về chế độ ăn uống hàng ngày cũng như hiện tượng không dung nạp.

Một điều cũng cần xem xét là một TPCN có thể có chứa các loại vitamin và khoáng chất nhiều hơn thông tin ghi trên bao bì. Do các hoạt chất này có thể suy giảm hàm lượng theo thời gian, nhiều nhà sản xuất thường cho các thành phần nhiều hơn hàm lượng thực tế để đảm bảo chất lượng vẫn còn đến ngày hết hạn.

Viết Chung H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng