Khi hệ miễn dịch "đánh" chúng ta

Bệnh tự miễn ở người già

Tăng cường hệ miễn dịch bằng thực phẩm

Tăng cường hệ miễn dịch: Giải pháp phòng dịch hiệu quả

Ăn chay tăng cường hệ miễn dịch

Làm sao để tăng cường hệ miễn dịch?

Theo các nghiên cứu, phản ứng "tàn nhẫn" của hệ miễn dịch với tế bào của cơ thể không phải lúc nào cũng dẫn đến bệnh tật phát sinh. Trong nhiều trường hợp, đó là sự can thiệp cần thiết, sự thức tỉnh nhanh chóng của hệ tự vệ của cơ thể trước sự biến đổi/tổn thương của một mô nào đó, ví dụ như hệ quả của quá trình lão hóa. Khi đó, hệ tự vệ của cơ thể lập tức ra tay. Nó khởi động cơ chế sửa chữa phức tạp, tiêu diệt tế bào già cỗi để lấy chỗ dành cho các mô mới và khỏe mạnh.

Trước khi bắt đầu công việc tái cấu trúc như thế, cơ thể có thể sẽ xuất hiện trạng thái viêm có giới hạn và hệ đề kháng tạo ra kháng nguyên chống lại những tế bào biến chất. Đó là hiện tường hoàn toàn bình thường. Trong máu mỗi người đều có những kháng nguyên tự quyết đó - hay còn được coi là những nhân tố giám sát trật tự trong cơ thể - một sự khoan dung của hệ miễn dịch.


Khói thuốc lá, rượu, mất ngủ, stress... là nguyên tố làm suy giảm hệ miễn dịch, có nguy cơ gẫn đến căn bệnh tự miễn

Nguồn gốc gây bệnh tự miễn
Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn tin rằng, trong một bối cảnh nhất định, hệ miễn dịch hoàn toàn mất định hướng do những tác động của những nhân tố khoa học chưa biết. Khi ấy, tất cả các tế bào của một cơ quan nào đó trong cơ thể đều có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Và hệ miễn dịch khi ấy sẽ lập tức khởi động sản xuất kháng nguyên và tiêu diệt chúng. Và trong tình huống như thế sẽ dẫn đến sự phát triển của nhiều bệnh tự miễn.

Tuy nhiên, gần đây, các nhà khoa học lại đặt ra một cách nhìn nhận nguyên nhân gây bệnh khác. Hệ miễn dịch không hề nhần lẫn, nó chỉ ra "đòn" khi thực sự cần thiết. Đó là những khi xuất hiện dấu hiệu vượt ngưỡng "giới hạn khoan dung" - tức là trong cơ thể xuất hiện quá nhiều những tế bào dị thường.

Vì sao vậy? Để tồn tại, cơ thể con người sản xuất những tế bào được chuyên biệt hóa trong cuộc chiến với những thế lực đe dọa. Các leukocyte - tế bào bạch cầu, các đại thực bào (được tạo ra trong tủy xương) và các tế bào T (do tuyến ức sản xuất) tạo nên đội quân tự vệ của cơ thể. Không chỉ tiêu diêt các vi sinh vật thâm nhập từ bên ngoài, các tế bào tự vệ còn có nhiệm vụ loại bỏ những tế bào của chính cơ thể - những tế bào già nua, biến chất do bệnh tật. Tuy nhiên, đôi lúc cũng xảy ra tình huống chúng tấn công những tế bào hoàn toàn khỏe mạnh - là nguyên nhân gây nên những căn bệnh mang tên "Tự miễn".

Tuy nhiên, khi quan sát phụ nữ mang thai thì lại có những thông tin thú vị khác căn bệnh này. Trong thời kỳ đặc biệt này, hệ miễn dịch của người phụ nữ lại tỏ ra kém cảnh giác hơn bình thường. Nó không tấn công những mô lạ như tinh trùng hoặc phôi thai. Vì vậy, có giả thiết cho rằng, nhờ thế mà trong thời kỳ mang thai, những căn bệnh phụ nữ thường gặp như thấp khớp, viêm khớp có thể thuyên giảm trong khi những căn bệnh khác lại tăng lên, ví dụ như lao da.

Theo các nhà khoa học, đó là hệ quả phản ứng tương tác giữa các hormone giới tính (estrogene và progesterone) và những tế bào T cũng như hiệu ứng dao động nồng độ những tế bào này trong máu người phụ nữ trong những giai đoạn khác nhau của thai kỳ.

Những căn bệnh tự miễn dễ gặp
Các nhà khoa học đã nhận dạng khoảng 80 bệnh tự miễn. Điểm chung của chúng thường là xuất hiện bất ngờ trước tuổi 30. Tuy nhiên, cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa biết vì sao bệnh tấn công nữ giới với tỷ lệ cao gấp nhiều lần so với nam giới. Đa số bệnh tự miễn không thể chữa khỏi hoặc rất khó chữa trị. Các nhà khoa học cũng chưa thống nhất trong việc xếp nhóm các bệnh tự miễn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhất trí rằng, đó là những chứng bệnh mà nền tảng là hoạt động tích cực thái quá của hệ miễn dịch cơ thể.

Có thể kể đến những căn bệnh của hệ tự miễn như bệnh thấp khớp. Một số trường hợp vô sinh nam cũng là hậu quả của hệ miễn dịch (sản xuất kháng nguyên gây tổn thương tinh trùng) - trong trường hợp này tinh trùng mất khả năng di chuyển bình thường và vì thế không thể đi đến kết cục thụ thai.

Một trong những bệnh thường gặp của hệ tự miễn biến đổi là thấp khớp, viêm khớp


Một khi hệ miễn dịch tấn công tủy xương, tuyến ức, lá lách hoặc tuyến hạch... có thể dẫn đến sự xuất hiện các tế bào ung thư như ung thư tuyến ức, ung thư da, ung thư máu...

Ai dễ mắc bênh?
Y học vẫn chưa có những nghiên cứu khả dĩ đánh giá những thiên hướng dễ mắc bệnh tự miễn. Tuy nhiên, không ít trường hợp xuất hiện sau các bệnh lây nhiễm virus, thậm chí cả bệnh thông thường như cảm cúm.

Nếu trong gia đình từng xuất hiện bệnh tự miễn, cần đề phòng sự xuất hiện của căn bệnh này trong cơ thể và nên đi khám bệnh định kỳ hoặc nói với bác sỹ chăm sóc sức khỏe để có được lời khuyên, được tiêm phòng bổ sung (tiêm phòng cúm, tiêm phòng chống viêm gan...).

Cần chữa trị sớm nhất có thể nếu không may mắc bệnh. Chỉ khi ấy mới có cơ may ổn định được bệnh và sức khỏe khi bệnh chưa kịp phá hủy cơ thể.

Phòng bệnh thế nào?
Chế độ ăn uống không lành mạnh, lạm dụng rượu và hút thuốc lá là thủ phạm hủy hoại chức năng hệ miễn dịch. Các chất độc sẵn có trong điếu thuốc lá đặc biệt nguy hiểm, có thể làm tê liệt khả năng định hướng của hệ miễn dịch, dẫn đến nguy cơ làm cho hệ miễn dịch xác định nhầm mục tiêu và tiêu diệt tế bào khỏe mạnh của cơ thể.

Ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao và dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp giảm nguy cơ "lạc lối" của hệ miễn dịch


Những phản ứng tương tự cũng có thể xảy ra, khi cơ thể thiếu hụt số lượng đáng kể các vitamin, nhất là vitamin A, C và E, cùng các thành phần vi khoáng.

Cũng cần nhớ rằng, cơ thể sẽ tự xoay xở với mọi bệnh lây nhiễm và sự biến đổi bột phát một khi được nghỉ ngơi thoải mái và dinh dưỡng tốt. Những tình huống căng thẳng tâm lý, stress kéo dài cũng làm suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Hệ thống bảo vệ cơ thể gắn bó chặt chẽ với hệ thần kinh. Trạng thái tức giận, bực bội sẽ làm rối loạn sự cộng tác này. Để tránh dẫn đến sự cố, mỗi ngày cần dành thời gian để thư giãn, hoạt động thể dục, thể thao. Và nhất thiết phải quan tâm để có giấc ngủ lành mạnh, ngủ đủ giấc và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.

Hiên Vân - Theo tư vấn của TS. Nguyễn Chiến - Trung tâm Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư