5 hiểu lầm thường gặp về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh tiến triển theo thời gian

5 điều bạn cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

10 thói quen khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thêm nặng

Khám và tư vấn miễn phí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại BV Bạch Mai

Khói bụi: Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hiểu lầm 1: COPD là một bệnh chết người

Theo TS. Sandra Adams - một chuyên gia về Phổi tại Bệnh viện Đại học và Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe Cựu chiến binh Nam Texas (Mỹ), thực tế mọi người có thể "sống chung" rất lâu với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Đặc biệt là khi y học hiện đại đã có rất nhiều phương pháp điều trị có thể kéo dài tuổi thọ của những người đã mắc bệnh.

Bởi, mặc dù COPD là một bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nó lại là bệnh có thể kiểm soát được, nếu bạn biết cách thay đổi tích cực các thói quen trong cuộc sống hàng ngày như: Bỏ hút thuốc lá, chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sỹ.

Hiểu lầm 2: Đã quá muộn để cai thuốc lá

Rất nhiều bệnh nhân mắc COPD thường nói rằng, vì phổi của họ đã bị tổn thương rồi, nên việc cai thuốc lá lúc này sẽ chẳng còn tác dụng gì nữa. Tuy nhiên, đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

TS. Sandra Adams cho biết, mặc dù, các tổn thương ở phổi sẽ không thể phục hồi được, nhưng bỏ thuốc lá vẫn là một trong những việc quan trọng nhất bạn cần làm để có thể "sống chung" với COPD. Nếu bạn bị COPD mà vẫn hút thuốc lá, thì các biện pháp điều trị sẽ không phát huy tác dụng, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn và nguy cơ tử vong do COPD cũng tăng lên cao hơn.

Hiểu lầm 3: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng giống như bệnh hen suyễn

Mặc dù có nhiều triệu chứng giống nhau nhưng phổi tắc nghẽn mạn tính và hen suyễn là 2 bệnh khác nhau

Cả 2 tình trạng này đều có thể gây ra ho, khó thở và thở khò khè, tuy nhiên COPD và hen suyễn là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Theo TS. Sandra Adams, mặc dù, có khoảng 15% các trường hợp sẽ mắc đồng thời 2 căn bệnh này. Nhưng, hen suyễn là bệnh có thể tái phát ở bất cứ lứa tuổi nào, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, còn COPD lại là bệnh phát triển chậm theo thời gian và đa số người bệnh thường sẽ nhận ra các triệu chứng khi ở độ tuổi 40 hoặc hơn.

Ngoài ra, các cơn hen suyễn thường sẽ bùng phát khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: Bụi, phấn hoa hoặc lông động vật... Trong khi đó, người bệnh COPD lại có các cơn bùng phát bệnh khi họ bị cảm lạnh, vị viêm đường hô hấp hay tiếp xúc với khói thuốc hoặc chất gây kích ứng phổi.

Việc điều trị của 2 căn bệnh này cũng rất khác nhau, hen suyễn sẽ được điều trị bằng việc sử dụng thuốc trong thời gian dài để làm giảm tình trạng viêm đường hô hấp và một số loại thuốc tác dụng nhanh có thể làm giãn phế quản khi cần thiết. Người bệnh COPD sẽ cần phải sử dụng thuốc hít tác dụng kéo dài.

Hiểu lầm 4: Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không thể tập thể thao được

Rất nhiều người mắc COPD thường ngại luyện tập thể thao vì lo sợ rằng việc luyện tập sẽ không an toàn và khiến họ bị khó thở. Nhưng sự thật là họ cần phải luyện tập vì việc luyện tập sẽ làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng và nguy cơ nhập viện do bùng phát các đợt COPD.

Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ về các bài tập thích hợp với tình trạng bệnh của bạn và các kỹ thuật thở để phục hồi chức năng phổi.

Hiểu lầm 5: Phải thở khí oxy có nghĩa là sắp chết

Những người mắc COPD thường rất sợ phải thở khí oxy, nhưng rất nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này đã có thể sống thêm 10 năm hoặc hơn khi thở bình khí oxy. Người bệnh COPD cần khí oxy để thở khi nồng độ khí oxy trong máu của họ quá thấp. Ít oxy trong máu có thể tăng áp lực lên tim, khiến các cục máu đông hình thành và làm tổn thương não của bạn.

Khi bạn nhận trị liệu bằng khí oxy, bạn sẽ cảm thấy ít mệt mỏi và khỏe  mạnh hơn, và sẽ ít thở dốc hơn. Trị liệu bằng khí oxy sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn và sống lâu hơn.

Quang Tuấn H+ (Theo Everydayhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp