Khi bị đầy bụng, khó tiêu, hãy thử uống trà bạc hà, trà tía tô đất…
Top thực phẩm lành mạnh nhưng dễ gây đầy hơi, trướng bụng
Chuyên gia bật mí đồ ăn nhẹ đánh bại đầy hơi, trướng bụng khi đi máy bay
Mối liên quan giữa probiotics và chứng đầy hơi, chướng bụng
Hết đầy hơi, chướng bụng chỉ bằng 2 nguyên liệu đơn giản
Dưới đây là 6 loại trà thảo dược giúp giảm đầy bụng, khó tiêu:
Trà bạc hà
Từ lâu, bạc hà đã được biết tới với khả năng khắc phục các vấn đề tiêu hóa. Nguyên nhân là bởi hợp chất flavonoid trong bạc hà có thể ức chế hoạt động của các tế bào trong ruột, đôi khi góp phần gây ra tình trạng đầy hơi.
Các nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng, bạc hà có thể giúp giảm co thắt dạ dày, giảm đau bụng, đầy hơi và các triệu chứng tiêu hóa khác.
Để pha trà bạc hà, bạn có thể pha 1 thìa canh lá bạc hà khô hoặc 3 thìa canh lá bạc hà tươi với 240ml nước sôi, thêm túi trà và ngâm trong 10 phút trước khi thưởng thức.
Trà tía tô đất
Trà tía tô đất - trà thảo dược giúp giảm đầy bụng, khó tiêu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tía tô đất được sử dụng trong một số sản phẩm thực phẩm chức năng giúp giảm đau bụng, táo bón và một số vấn đề tiêu hóa khác. Để giảm đầy bụng, khó tiêu, bạn có thể ngâm 1 thìa canh lá tía tô đất khô, 1 túi trà với 240ml nước sôi trong vòng 10 phút.
Trà ngải tây (Wormwood)
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung 1gr viên nén ngải tây có thể giúp giảm triệu chứng khó tiêu, khó chịu ở vùng bụng trên. Nguyên nhân là bởi loại thảo dược này có thể giúp kích thích sản sinh các dịch tiêu hóa, giúp thúc đẩy tiêu hóa và giảm đầy hơi.
Một số nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng, ngải tây có thể giúp tiêu diệt các ký sinh trùng gây ra tình trạng đầy hơi trong dạ dày - ruột.
Bạn có thể pha 1 thìa cà phê ngải tây khô với 240ml nước sôi, ngâm trà trong vòng 5 phút. Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên uống trà ngải tây để giảm đầy bụng, khó tiêu vì loại thảo mộc này có chứa thujone, một hợp chất có thể gây co bóp tử cung.
Trà gừng
Từ lâu, trà gừng đã được sử dụng để khắc phục các bệnh dạ dày. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bổ sung hợp chất gingerol từ gừng trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn, giúp giảm cảm giác khó chịu do đầy hơi, giảm co thắt ruột.
Bạn có thể pha 1/4 - 1/2 thìa cà phê bột gừng hoặc 1 thìa canh gừng tươi thái lát với 1 túi trà, thêm 240ml nước nóng trong vòng 5 - 10 phút. Để giảm vị cay từ gừng, bạn có thể cho thêm vài lát chanh và mật ong.
Trà hạt tiểu hồi
Từ lâu, hạt tiểu hồi (fennel) đã được sử dụng để khắc phục các rối loạn tiêu hóa, bao gồm đau bụng, đầy hơi và táo bón. Nghiên cứu trên chuột cũng chỉ ra rằng, bổ sung chiết suất hạt thì là giúp chống loét và giảm táo bón - hai nguyên nhân gây đầy hơi.
Nếu không muốn dùng trà túi lọc, bạn có thể thử mua hạt tiểu hồi, thêm 1 - 2 thìa cà phê hạt tiểu hồi đã nghiền nhỏ với 240ml nước nóng, ngâm từ 10 - 15 phút rồi thưởng thức.
Trà hoa cúc La Mã
Hoa cúc La Mã thường được sử dụng để trị chứng khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa và loét dạ dày. Nguyên nhân là bởi hoa cúc La Mã có chứa nhiều hợp chất flavonoid, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn Helicobacter pylori - một loại vi khuẩn có thể gây loét dạ dày, đầy hơi.
Để pha trà hoa cúc La Mã, hãy cho 1 thìa canh hoa cúc khô vào cốc rồi thêm 240ml nước sôi, sau đó ngâm trà trong vòng 10 phút.
Bình luận của bạn