7 lưu ý khi bị viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống

Giảm viêm loét dạ dày - tá tràng bằng cách nào?

6 điều quan trọng về viêm loét dạ dày ai cũng cần biết

Dùng cimetidin trong điều trị viêm loét dạ dày, thực quản

Viêm loét dạ dày mạn tính, làm sao chữa khỏi

1. Tìm hiểu loại thuốc chống viêm an toàn để dùng

Acetaminophen được khuyến khích hơn aspirin, naproxen, ibuprofen và các thuốc khác trong nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Tuy nhiên, bác sỹ hẳn là có lý do khi kê toa cho bạn các loại thuốc khác. Vì vậy, đừng ngại ngùng hỏi bác sỹ vì sao lại kê đơn như vậy bởi điều này có thể cung cấp thêm cho bạn một số thông tin liên quan đến căn bệnh mà bạn đang mắc phải.    

2. Giảm tiêu thụ đồ uống có cồn và caffeine

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, rượu và đồ uống chứa caffeine sẽ kích thích dạ dày và lớp lót ruột có thể dẫn đến chảy máu và viêm. Các loại thức uống này cũng làm cho nồng độ acid trong dạ dày của bạn tăng lên một cách nhanh chóng, từ đó gây đau và xuất hiện triệu chứng ợ nóng.

3. Bỏ hút thuốc và tránh khói thuốc

Các hóa chất trong khói thuốc có thể làm suy yếu niêm mạc dạ dày, kích thích vết loét hiện tại và lan rộng viêm loét ra khu vực xung quanh. Hút thuốc lá cũng làm tăng acid dạ dày, từ đó kích ứng vết viêm loét gây đau.

4. Hãy lựa chọn thực phẩm thông minh

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chiên rán, các loại thực phẩm giàu chất béo và các loại thực phẩm tinh chế (chẳng hạn như bột hoặc đường). Chế độ ăn uống có nhiều loại thực phẩm này có thể kích thích vết loét mở rộng và tăng tiết acid dạ dày. Thay vào đó, nên tiêu thụ chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt và giàu chất xơ.

5. Chia nhỏ bữa ăn và mỗi bữa ăn có các khẩu phần ăn bằng nhau

Nên chia nhỏ bữa ăn với 5 – 6 lần trong ngày, ăn đúng giờ và đúng khẩu phần ăn mỗi ngày, làm giảm tiết acid dạ dày.

6. Dùng thuốc đúng quy định

Tuân thủ đúng hướng dẫn uống thuốc của bác sỹ. Nếu bác sỹ đã xác định vết loét dạ dày của bạn bị gây ra bởi Helicobacter pylori (H. pylori) thì kháng sinh là cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn. Theo nhiều nghiên cứu, 70 - 90% trường hợp loét có liên quan đến sự hiện diện của vi khuẩn này. Các H. pylori làm tăng kích thích vết loét, đặc biệt là sau khi ăn vào ban đêm.

7. Giảm căng thẳng

Mặc dù có sự tương quan thấp giữa stress và viêm loét dạ dày nhưng một số bệnh nhân thấy rằng khi sự căng thẳng tăng lên, dạ dày cũng đau tức theo.

M. Hiếu H+ (Theo WikiHow)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa