8 thay đổi giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh

Suy giảm hormone trong thời kỳ tiền mãn kinh gây mệt mỏi, uể oải

Chứng đau nửa đầu nghiêm trọng phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh

34 triệu chứng mãn kinh biến gái xuân thành bà lão

Hãy xem nhan sắc xuống cấp thế nào khi tiền mãn kinh "gõ cửa"!

Phân biệt tiền mãn kinh và mãn kinh để biết cách ứng phó kịp thời

Những triệu chứng của tiền mãn kinh

Giai đoạn mãn kinh xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ chính thức chấm dứt, chính xác là sau 12 tháng liên tiếp không có kinh nguyệt. Tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi mãn kinh thực sự bắt đầu – thường kéo dài khoảng 10 năm, ở độ tuổi 43 – 45. 

Đây là thời điểm mà sự thay đổi hormone bắt đầu xuất hiện và các triệu chứng bất thường cũng hiện diện. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của tiền mãn kinh dễ nhận thấy là những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt – rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt nhiều hoặc ít hơn.

Ngoài ra, còn có những triệu chứng khác như: Bốc hỏa; Đổ mồ hôi đêm; Mệt mỏi; Tâm trạng thay đổi; Giảm ham muốn tình dục; Tăng cân; Khô âm đạo; Rối loạn giấc ngủ (có thể do đổ mồ hôi ban đêm hoặc không); Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng âm đạo; Giảm mật độ khoáng xương.

Có cách nào giảm các triệu chứng tiền mãn kinh?

Cắt giảm carbs tinh chế

Lượng đường trong máu dao động có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra các triệu chứng như bốc hỏa, mệt mỏi, uể oải và tăng cân. Món ăn vặt có đường, carbs tinh chế như bánh mì trắng, bánh ngọt hoặc bánh pizza có thể dẫn đến điều này.

Bổ sung chất béo lành mạnh

Hormone giới tính như estrogen và progesterone được sản xuất nhờ chất béo. Vì vậy, bạn hãy dùng dầu olive, bơ, dầu cá và các loại hạt. Omega-3 từ cá béo như cá hồi, cá thu và cá mòi cũng giúp giảm viêm, giảm đau khớp, ngăn ngừa thay đổi tâm trạng và tăng cân.

Những thực phẩm lành mạnh tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh

Ăn nhiều rau xanh

Magne hỗ trợ thanh lọc các hormone nội tiết tố, cần thiết cho năng lượng, giúp ngủ ngon, giảm stress và giúp xương chắc khỏe. Các loại rau có lá xanh đậm như cải xoăn, rau bina (rau chân vịt), cải xoong, súp lơ xanh chứa nhiều magne.

Ăn các thực phẩm chứa phytoestrogens

Phytoestrogens là các hợp chất thực vật có tác dụng giống estrogen trong cơ thể. Chúng được tìm thấy trong đậu, đậu lăng, đậu gà, hạt lanh. Phytoestrogens trong những thực phẩm này có thể giúp ích khi mức estrogen trong cơ thể giảm - và có thể đặc biệt hữu ích trong việc giảm các cơn bốc hỏa.

Cắt giảm rượu

Rượu có thể tàn phá sự cân bằng hormone. Nó cũng làm tăng lượng đường trong máu, gây bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm.

Nếu bạn thích uống rượu, hãy chọn rượu hữu cơ và “không bổ sung thêm lưu huỳnh”. Không uống nhiều hơn 1 ly mỗi ngày và đảm bảo 2 – 3 ngày trong tuần không uống đồ uống có cồn.

Giảm căng thẳng

Stress có thể làm trầm trọng thêm sự suy giảm estrogen, gây ra một số triệu chứng khó chịu trong giai đoạn tiền mãn kinh. Stress cũng có thể làm giảm progesterone tự nhiên và testosterone.

Mặc dù testosterone được xem là một hormone nam nhưng phụ nữ cũng cần một lượng nhỏ để có ham muốn tình dục. Vì vậy, nếu bạn bị suy giảm ham muốn, hãy suy nghĩ xem căng thẳng có phải là nguyên nhân hay không.

Tập thể dục

Tập thể dục rất quan trọng để giữ cân bằng nội tiết tố. Do đó, bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút/lần, 5 lần/tuần.

Dùng thảo dược Shatavari

Shatavari là một loại thảo mộc được sử dụng lâu đời trong Hệ thống y học Hindu có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ, giúp giải quyết sự mất cân bằng hormone và tốt cho sức khỏe phụ nữ. Thảo dược này nổi tiếng về khả năng cải thiện mức estrogen trong cơ thể, cân bằng các hormone nữ, giảm các triệu chứng khô âm đạo, bốc hỏa, thay đổi tâm trạng, giảm bớt các triệu chứng của tiền mãn kinh.

Anh Nguyễn H+ (Theo healthista)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược tự nhiên giúp bổ sung hormone nội tiết tố, cân bằng lại cán cân nội tiết, giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết