8 nguyên nhân gây sinh non: Mọi bà bầu đều nên để ý

Trẻ sinh non có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Vì sao phụ nữ sinh con có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ?

Ăn nhiều cá giúp phụ nữ giảm nguy cơ sinh non?

Vì sao bà bầu tuyệt đối không nên hút thuốc lá?

Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị tăng động giảm chú ý

Trẻ sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ được gọi là sinh non. Em bé được sinh ra trước tuần thứ 23 của thai kỳ có thể không thể sống sót, trẻ sinh non sau tuần thứ 28 có tỷ lệ sống sót khoảng 90%. 

Những nguyên nhân gây sinh non

1. Rối loạn tiền sản

- Bất thường cổ tử cung và tử cung: Tử cung có bất thường hoặc cổ tử cung mở ra sớm trước ngày dự sinh, các cơn co thắt bắt đầu sớm... đều dẫn đến sinh non. 

- Tiền sản giật: Tình trạng này có thể gây tăng huyết áp và protein trong nước tiểu khi mang thai. Trong trường hợp không điều trị đúng cách, tiền sản giật có thể gây ra sinh non.

- Hội chứng HELLP: Đây là một rối loạn rất hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng. Trong đó H là viết tắt của Haemolysis hoặc phá vỡ các tế bào hồng cầu, EL là viết tắt của men gan cao và LP là viết tắt của mức độ tiểu cầu thấp. 

- Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Viêm âm đạo do vi khuẩn và các bệnh nhiễm trùng khác ở bộ phận sinh dục có thể là nguyên nhân gây sinh non

2. Lịch sử mang thai 

- Sẩy thai: Nếu bạn đã bị sẩy thai trong lần mang thai trước thì có khả năng sinh non, nguy cơ tăng cao nếu sẩy thai khi thai đã lớn. 

- Phá thai: Nguy cơ càng cao nếu bạn có thai trong vòng 6 tháng sau khi phá thai. 

- Đã từng sinh non trước đó. 

3. Mang thai đôi hoặc đa thai 

Nếu bạn đang mang song thai hoặc đa thai thì khả năng bạn sinh non sẽ tăng lên. Các chuyên gia cho biết, khoảng 60% trẻ sinh đôi và 90% trẻ sinh ba thường sinh non. Người mẹ mang 1 thai, trẻ sinh ra vào khoảng 39 tuần, sinh đôi khoảng 36 tuần, sinh ba khoảng 32 tuần, sinh tư khoảng 30 tuần. 

Bà bầu mang thai đôi dễ có nguy cơ sinh non

4. Tiền sử gia đình 

Trong gia đình có người sinh non, đặc biệt là chị em ruột của bạn, thì bạn cũng có nguy cơ sinh non. Ngoài ra, phụ nữ da đen có nguy cơ sinh non cao hơn so với phụ nữ da trắng.

5. Độ tuổi

Người mẹ dưới 17 tuổi hoặc trên 35 tuổi, 40 tuổi đều có nguy cơ sinh non cao. Người mẹ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp thì khả năng sinh non cũng tăng lên.

6. Căng thẳng khi mang thai 

Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra cortisol và epinephrine, những chất này sẽ giúp giải phóng hormone corticotrophin. Corticotrophin làm tăng nồng độ estriol và prostaglandin trong cơ thể. Tất cả điều này đều kích thích chuyển dạ sớm, sinh non. Do đó, Bà bầu không chỉ cần chăm sóc sức khỏe thể chất mà cần phải chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. 

7. Khoảng cách giữa các lần mang thai ngắn

Mang thai khiến cơ thể bạn trải qua rất nhiều thay đổi, mất chất dinh dưỡng. V iệc cho con bú cũng làm cơ thể bạn kiệt sức. Nếu có dự định sinh thêm em bé, bạn nên chờ cho chơ thể hồi phục, ít nhất là 18 tháng sau. 

8. Uống rượu và hút thuốc

Uống rượu và hút thuốc lá làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, biến chứng nhau thai, thậm chí thai chết lưu. Bà bầu không hút thuốc nhưng ngửi phải khói thuốc lá thường xuyên cũng gây nguy hiểm cho thai nhi. 

Vân Anh H+ (Theo parenting.firstcry)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa