- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Đái tháo đường có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm
Đái tháo đường ảnh hưởng tới cơ thể người bệnh thế nào?
3 cách giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường type 2
Bệnh nhân đái tháo đường cần làm gì để ngừa biến chứng bàn chân?
10 loại đồ uống tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường
Duy trì chỉ số BMI ổn định
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc duy trì chỉ số BMI ổn định là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị một số bệnh, bao gồm bệnh đái tháo đường. Để có chỉ số BMI ổn định, bạn cần có một lối sống lành mạnh để kiểm soát cân nặng của mình. Chỉ số BMI ổn định có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường lên đến 70%.
Ăn salad
Ăn các món salad được làm từ các loại rau củ như cà rốt, dưa chuột, xà lách, cà chua, hành, tỏi... thường xuyên cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Bạn cũng có thể cho thêm một thìa giấm vào các món salad này. Ăn salad với giấm có thể giúp máu hấp thụ ít đường hơn, từ đó giúp cân bằng đường huyết và làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Đi bộ nhiều hơn
Tập thể dục là một thói quen rất quan trọng để duy trì sức khỏe của bạn. Khi nói đến việc phòng ngừa đái tháo đường, đi bộ là một trong những bài tập mang lại hiệu quả tốt nhất. Bằng cách tạo thói quen đi bộ ít nhất 40 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng khả năng trao đổi chất, giảm kháng insulin... từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Ăn ngũ cốc nguyên cám
Ăn ngũ cốc nguyên cám như bột yến mạch, lúa mạch, gạo nâu... đặc biệt là vào các bữa sáng. Các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất dinh dưỡng và có hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ trong ngũ cốc nguyên cám có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên, từ đó ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và táo bón.
Uống cà phê
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống 2 tách cà phê mỗi ngày có thể làm giảm 29% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Tất nhiên là bạn phải uống loại cà phê không có đường. Các chất chống oxy hoá có trong cà phê được cho là mang lại tác dụng phòng ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả.
Đồ ăn nhanh
Các loại đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, bánh pizza, bánh mì kẹp thịt... có thể dẫn đến một số bệnh như béo phì, cholesterol cao, các vấn đề về tiêu hóa, tim mạch... Những thực phẩm này cũng có thể làm mất cân bằng lượng insulin trong thời gian dài và dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Sử dụng quế
Bằng cách thêm quế vào chế độ ăn uống sẽ có thể giúp làm giảm 48% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu chỉ ra rằng, quế có thể làm giảm cholesterol xấu và chất béo trong cơ thể. Khi 2 yếu tố này được kiểm soát một cách tự nhiên thì lượng đường trong máu cũng sẽ được kiểm soát và bạn sẽ không mắc bệnh đái tháo đường.
Giảm căng thẳng
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gốc rễ của một số bệnh, từ nhức đầu đến ung thư... Vì vậy, nếu bạn bị căng thẳng thường xuyên thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cũng sẽ tăng cao. Hãy thử các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền định... để giảm căng thẳng, từ đó ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.
Cai thuốc lá
Tương tự như căng thẳng, hút thuốc lá cũng gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm. Cùng với các bệnh như ung thư phổi, hút thuốc lá cũng liên quan đến bệnh đái tháo đường. Vì vậy, loại bỏ thói quen này càng sớm càng tốt có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Trần Lưu H+ (Theo Boldsky)
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn