9 loại thảo dược giúp thông mũi bổ phổi, bảo vệ đường hô hấp

Thảo dược tự nhiên làm giảm viêm đường hô hấp an toàn, không gây tác dụng phụ

4 cách tự nhiên trị ho khan, ho có đờm hiệu quả bằng giấm táo

8 biện pháp tự nhiên giúp giảm ho do cảm lạnh, cảm cúm

10 điều nên nhớ để phòng ngừa virus novel Corona - nCoV

Ô nhiễm không khí: Cẩn thận mắc các bệnh nguy hiểm

Các triệu chứng khó thở, đau ngực của bệnh hô hấp mạn tính làm giảm lưu lượng oxy đi khắp cơ thể, gây ra các biến chứng nguy hiểm và giảm chất lượng cuộc sống.

Các yếu tố môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mắc bệnh hô hấp. Nếu người bệnh thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, khói nhà máy độc hại, có thể gây kích ứng phổi và mũi. Theo thời gian, các chất kích thích này gây ra tổn thương đường hô hấp và suy giảm chức năng của phổi.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) khiến cơ thể mệt mỏi, khó thở, ho kéo dài, khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thể chất cơ bản như đi bộ hoặc đi lên cầu thang.

Với các bệnh lý đường hô hấp, các bác sỹ thường kê đơn thuốc dược phẩm để loại bỏ mầm bệnh gây bệnh tấn công phổi. Tuy nhiên, thuốc tổng hợp và kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ như: Phản ứng dị ứng, buồn nôn, khó thở và rối loạn nhịp tim và khiến tình trạng bệnh hô hấp trở nên trầm trọng hơn. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý dẫn đến sự xuất hiện của các chủng kháng kháng sinh, khiến thuốc không còn tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Người mắc bệnh về hô hấp gặp khó khăn khi tập thể dục

Mặc khác, bạn có thể tham khảo các loại dược liệu tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe hệ hô hấp, phục hồi tổn thương của phổi, ống phế quản, các đường dẫn khí - nơi vận chuyển oxy đi khắp cơ thể:

Cam thảo

Cam thảo là phương thuốc phổ biến, hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp do đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm. Nó có tác dụng làm mềm các niêm mạc ở họng và phổi, giảm kích thích đường thở, đẩy đờm và chất nhầy dư thừa ra ngoài.

Hoa cúc tím (Echinacea)

Hoa cúc tím thường được sử dụng để điều trị viêm và chữa lành các tổn thương. Các chất chống oxy hóa trong hoa cúc tím giúp ngăn ngừa virus, vi khuẩn xâm nhập và tránh bệnh cảm lạnh, cúm.

Bạch quả

Do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, bạch quả thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng hen suyễn như: Khó thở và ho mạn tính. Đồng thời, nó cũng giúp làm mềm đường hô hấp và túi khí.

Theo Đông y, bạch quả có vị ngọt, hơi đắng, tính bình

Thảo bản bông vàng (Mullein)

Thảo bản bông vàng chứa chất chống oxy hóa, giúp làm sạch các chất nhầy dư thừa gây tắc nghẽn xoang, họng và phổi. Hoa và lá của thảo bản bông vàng thường được làm trà thảo dược.

Bạc hà

Bạc hà chứa các hoạt tính sinh học giúp làm sạch đường mũi và giảm viêm. Menthol - hợp chất chính trong bạc hà là một chất kháng histamine tự nhiên, hỗ trợ điều trị các phản ứng dị ứng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời, bạc hà giúp thông mũi, mát họng, bổ phổi.

Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương có đặc tính kháng sinh và kháng virus, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm triệu chứng viêm phổi. Đồng thời, cỏ xạ hương chứa chất khử trùng có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại.

Rau kinh giới Oregano

Kinh giới oregano chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp. Chất chống oxy hóa acid rosmarinic trong kinh giới oregano hoạt động như một chất kháng histamine và thuốc thông mũi tự nhiên.

Oregano được sử dụng làm trà hoặc gia vị trong các món ăn

Thảo mộc hương (Elecampane)

Thảo mộc hương chứa 2 hợp chất thực vật có tính chất chống viêm và kháng khuẩn. Chất Inulin - một loại polysacarit được tìm thấy trong hành tây, lúa mì và măng tây, có thể làm dịu viêm nhiễm ở ống phế quản. Chất phytochemical (alantolactone) trong thảo mộc hương có tác dụng làm giảm viêm sưng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Chaparral

Chaparral là loài thực vật giúp thông mũi và trị ho mạn tính. Là một chất chống oxy hóa mạnh, chaparral có thể loại bỏ độc tố và mầm bệnh trong phổi và đường mũi. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy chữa lành các tổn thương trong ống phế quản và túi khí.

Phạm Mơ H+ (Theo Herbs.News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp