Tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể gây bệnh về đường hô hấp
Ngoài ung thư, ô nhiễm môi trường còn "giết" bạn vì gây ra những bệnh gì?
3 lý do khiến nhiều người có chết cũng không ở thành phố
Những hình ảnh ấn tượng “kể” về môi trường thế giới
5 tỷ tấn nhựa rác thải đang "bao bọc" Trái Đất
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng, có 7 triệu người chết mỗi năm do tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Tiếp xúc với không khí ô nhiễm gây viêm và tăng các chất kích thích trong phổi, từ đó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và có thể làm thay đổi chức năng phổi.
Chất lượng không khí kém ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ em, phụ nữ mang thai, người già hoặc những người đã từng bị bệnh tim hoặc phổi. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể bị ho, ngứa họng, tức ngực, đau đầu và khó thở khi tiếp xúc lâu với không khí ô nhiễm nặng.
Ngoài ra, tiếp xúc lâu với không khí ô nhiễm dù ở trong nhà hay ngoài trời thì đều có thể bị cảm, viêm phế quản hoặc viêm phổi - nhiễm trùng 1 hoặc cả 2 lá phổi,...
Ô nhiễm không khí có thể gây các bệnh về đường hô hấp
Các bệnh hô hấp mạn tính
COPD thường xảy ra ở những người hút thuốc, nhưng nếu tiếp xúc lâu với không khí bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến bệnh này. (COPD) là bệnh viêm phổi gây ra bởi luồng không khí bị tắc nghẽn dai dẳng trong phổi, gây cản trở hô hấp. Triệu chứng của COPD là ho, khó thở, có đờm và thở khò khè...
Ô nhiễm không khí cũng có thể gây bệnh hen suyễn - tình trạng đường thở phình to, hẹp và tiết ra nhiều chất nhầy, gây khó thở. Tiếp xúc với không khí ô nhiễm làm bệnh hen suyễn nặng hơn, khiến nhiều người nhập viện điều trị.
Không khí ô nhiễm có thể gây bệnh hen suyễn hoặc khiến bệnh trở nặng hơn
Ung thư phổi
Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của WHO, không chỉ hút thuốc lá, việc tiếp xúc lâu với không khí ô nhiễm ngoài trời cũng là nguyên nhân gây Ung thư phổi, bởi trong không khí ô nhiễm có những chất gây Ung thư, làm biến đổi tế bào ở một hoặc hai bên lá phổi. Lâu dài có thể phát triển khối u và làm giảm khả năng cung cấp oxy cho máu và cơ thể. Ung thư phổi có thể phá hủy mô phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng và lan sang các bộ phận khác trên cơ thể.
Bệnh tim và đột quỵ
Tiếp xúc với ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Theo nghiên cứu ô nhiễm không khí có liên quan đến xơ vữa động mạch - sự thu hẹp hoặc tắc nghẽn các động mạch gây ra bởi sự tích tụ mảng bám trên thành mạch.
Nghiên cứu trên tạp chí The Lancet (Anh) năm 2016 cho biết việc tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm, đặc biệt là các hạt vật chất và oxide nitơ có thể đẩy nhanh quá trình tích tụ calci trong động mạch vành, làm viêm nhiễm và vỡ mạch máu sớm từ đó gây ra cơn đau tim và đột quỵ.
Tiếp xúc với không khí ô nhiễm có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ
Cảnh báo ô nhiễm không khí gây nguy hiểm đến sức khỏe
Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí gây tử vong sớm. Tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm làm giảm chức năng phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng và ung thư. Người bị bệnh tim hoặc phổi nếu tiếp xúc với không khí ô nhiễm sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Với những người mắc bệnh tim mạch, bệnh về đường hô hấp, phụ nữ mang thai, người đang chăm sóc trẻ nhỏ... hãy tìm các biện pháp an toàn nhất để bảo vệ bản thân và mọi người khi không khí bị ô nhiễm.
Biện pháp hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm
- Giữ không khí trong nhà trong lành, tránh đốt bếp củi, bếp lò, vàng mã...
- Sử dụng máy hút bụi hoặc quét nhà thường xuyên để làm sạch sàn nhà và giảm thiểu sử dụng hóa chất trong nhà.
- Không hút thuốc lá ở nơi công cộng và ở trong nhà.
- Tránh tập thể dục gần các khu vực nhiều xe cộ đi lại.
- Hạn chế các hoạt động ngoài trời vào những giờ cao điểm hoặc những ngày mức ô nhiễm không khí tăng cao.
- Chú ý cập nhật tin tức về thời tiết trong khu vực sinh sống và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu việc tiếp xúc với ô nhiễm ozone và các hạt vật chất gây ô nhiễm.
Bình luận của bạn