98% nhân loại bị sâu tai mà không biết

Hầu hết mọi người đều bị earworm/sâu tai

Video: Tai của bạn bao nhiêu tuổi rồi?

Ký ức thính giác của con người kém hơn xúc giác và thị giác

Đột nhiên ù tai là mắc bệnh gì?

4 loại thảo dược tốt cho thính giác

Earworm là gì?

“Earworm” - sâu tai là thuật ngữ chỉ những bài hát bạn không thể gạt khỏi tâm trí, cứ tua đi tua lại như một bản thu lỗi trong não bạn. Có rất nhiều lý thuyết để giải thích hiện tượng những bài hát mắc kẹt trong đầu. Một số nhà nghiên cứu cho rằng những bài hát này giống như những suy nghĩ mà chúng ta muốn bỏ ra khỏi đầu, nhưng bạn càng cố gắng không nghĩ về chúng thì càng vô ích. Những chuyên gia khác lại cho rằng những con sâu tai này đơn giản là một cách để não bộ bận rộn khi chúng không có việc gì để làm.

Theo các chuyên gia Đại học Bệnh viện Cleveland (Mỹ), sâu tai ảnh hưởng tới 98% dân số. Những người làm việc thường xuyên với âm nhạc như nhạc sỹ và những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, loạn thần kinh, mệt mỏi hay stress dễ bị mắc hơn cả. Nữ giới có xu hướng bị khó chịu bởi sâu tai hơn cả.

Những bài hát với nhịp điệu lặp đi lặp lại hoặc liên tục lên - xuống có nhiều khả năng bị kẹt trong đầu bạn nhất. Một số bài hát dễ gây sâu tai nhất: Phần huýt sáo trong bài Moves Like Jagger (song ca bởi Maroon 5 và Christina Aguilera), Alejandro, Bad Romance (Lady Gaga), Call Me Baby (Carly Rae Jepsen), Single Ladies (Beyoncé), She Loves You, I Wanna Hold Your Hand (The Beatles), SOS (Rihanna), You Belong with Me (Taylor Swift)...

TS. Vicky Williamson, chuyên gia tâm lý học âm nhạc của viện Goldsmiths, Đại học London (Vương Quốc Anh) đã chỉ ra một vài thời điểm có khả năng khiến những bài hát này trở thành tác nhân xâm hại cuộc sống thường ngày của con người, bao gồm tiếp xúc lặp đi lặp lại với một đoạn nhạc, tiếp xúc gần nhất với âm nhạc, xem lời của bài hát, đang bị stress hoặc để đầu óc suy nghĩ miên man. Kể cả việc đọc một đoạn báo cũng có thể gây ra hiệu ứng domino (phản ứng chuỗi) khiến cho bộ não nghĩ đến một bài hát nào đó.

Các nghiên cứu tới từ Đại học Bucknell (Mỹ) cho hay, hơn một nửa số sinh viên đánh giá những bài hát lởn vởn trong đầu của họ là bài hát họ thích, 30% đánh giá trung tính và 15% số bài hát này không phải bài hát họ thích, thậm chí ghét hoặc có ấn tượng không tốt.

Tìm hiểu thêm về sâu tai trong infographic sau:

Bị sâu tai không có nghĩa là bạn gặp phải vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự nghe thấy những âm thanh này (chứ không phải chỉ là nghĩ về nó), thì hãy đến gặp bác sỹ tâm lý hay các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Vì đây rất có thể là dấu hiệu của hội chứng Endomusia - một tình trạng ám ảnh ở những người nghe thấy âm nhạc ảo.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp