Papain trong đu đủ giúp tiêu hoá trở nên dễ dàng hơn
Ngừa ung thư và xơ gan bằng hạt đu đủ
Lá đu đủ có độc?
Tác dụng dược lý của lá đu đủ
Nộm đu đủ: Món ăn hỗ trợ tiêu hóa
Nhiều người tin rằng đu đủ có nguồn gốc ở miền Nam Mexico - nơi mà các nhà thám hiểm Tây Ban Nha khám phá ra, họ cũng chính là những người đầu tiên phổ biến loại trái cây này ra toàn thế giới. Khoảng năm 1626, hạt giống đu đủ đã được đưa đến Italia và sau đó lan rộng khắp châu Âu.
Ngày nay, đu đủ được trồng rộng rãi, đặc biệt ở các đảo Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Hawaii, Ấn Độ...
Đu đủ có thể coi là một loại thực phẩm chức năng tự nhiên, bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Đặc biệt là quả đu đủ chín mang lại những giá trị dinh dưỡng bất ngờ:
Theo Đông y, đu đủ có tính hàn, vị ngọt, mùi hơi hắc. Có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng. Quả đu đủ xanh khi nghiền nát với nước có tác dụng chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, chữa chai chân và bệnh ngoài da. Người bị chấn thương, có tụ máu bầm thì lấy đu đủ xanh cắt đôi, nấu chín cùng rượu trắng. Khi quả còn ấm lấy ra đắp lên chỗ tụ máu sẽ nhanh tan vết bầm tím.
Y học hiện đại đã chứng minh được những lợi ích của quả đu đủ cho sức khoẻ, bao gồm:
Papain được tách từ nhựa đu đủ xanh, là một loại men phân giải protein tự nhiên. Trung bình một trái đu đủ cho được 12gr mủ, từ 4kg mủ đu đủ tươi cho 1kg papain khô và trồng đu đủ để khai thác lấy mủ chỉ hiệu quả trong vòng 3 - 4 năm (tuy vòng đời của một cây đu đủ khoảng 20 năm). Papain có tác dụng tiêu hóa protid, biến đổi các chất có albumin thành pepton, có tác dụng trên mỡ, trên các hydrat carbon trong môi trường hơi kiềm hay trung tính. Chính vì vậy, chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa các thức ăn giàu protein một cách dễ dàng hơn.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học, các chế phẩm enzyme papain được sản xuất ngày càng nhiều và được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực như: Sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chế biến thực phẩm, nông nghiệp, chăn nuôi...
Những ai không nên ăn đu đủ?
Người bị vàng da: Ăn nhiều đu đủ sẽ bị ứa đọng beta-carotene, dẫn đến tình trạng vàng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mu bàn tay, mu bàn chân...
Không nên ăn hạt đu đủ vì nó có chứa chất độc gọi là carpine có thể gây rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh
Người bị dạ dày, tiêu hoá kém: Ăn đu đủ chín thường xuyên sẽ kích thích hệ tiêu hoá, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đu đủ sẽ gây đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, trướng bụng... Bởi lẽ, đu đủ có nhiều chất xơ khiến dạ dày phải co bóp nhiều. Còn với người bị tiêu chảy cũng không nên ăn nhiều vì hàm lượng chất xơ nhiều. Nếu ăn nhiều trong thời gian này, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất nước trầm trọng.
Người có cơ địa dị ứng, bị hen suyễn hãy cẩn thận khi ăn đu đủ. Khi bị dị ứng đu đủ thường có các triệu chứng như: Sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, khó thở và khó nuốt.
Những người bị bệnh loãng máu nên tránh ăn đu đủ vì lá đu đủ có khả năng làm loãng máu.
Bình luận của bạn