Các nhà nghiên cứu khẳng định tác dụng của dịch chiết lá đu đủ trong điều trị và phòng ngừa một số bệnh ung thư...
Quả phật thủ: Dược liệu quý từ thiên nhiên
Thạch tùng răng cưa - Cây thuốc quý chữa bệnh Alzheimer
Dược liệu sạch – “Chìa khóa vàng” cho nhà sản xuất TPCN
Dược liệu sạch - Hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp
Năm 2010, Noriko Otsuki (Khoa Miễn dịch lâm sàng, Đại học Tổng hợp Tokyo, Nhật Bản) và Nam H. Dang (Khoa Huyết học và ung thư, Đại học Florrida, USA) cùng một số cộng sự đã công bố trên Tạp chí Dược lý Dân tộc học công trình nghiên cứu “Aqueous Extract of Carica Papaya Leaves exhibit anti-tumoractivity and immunomodulatory effects” (Dịch chiết lá Đu đủ có tác dụng chống khối u và điều hòa miễn dịch). Các tác giả nhận thấy dịch chiết lá Carica papaya (dịch chiết lá Đu đủ) ức chế mạnh sự phát triển các dòng tế bào Ung thư. Ở người, khi thêm dịch chiết lá Đu đủ, các tế bào đơn nhân trong máu ngoại biên (human peripheral blood mononuclear cells: PBMC) có sự giảm sản sinh IL-2 và IL-4 trong khi IL-12p40, IL-12p70, IFN-γ và IFN-α không bị ức chế phát triển. Mặt khác, độc tính tế bào của PBMC đã hoạt hóa chống K562 được tăng lên khi thêm dịch chiết lá Đu đủ.
Các tác giả cũng đã phát hiện ra, các hoạt chất có tác dụng chống ung thư trong dịch chiết lá Đu đủ có khối lượng phân tử nhỏ hơn 1.000. Các tác giả kết luận dịch chiết lá Đu đủ Carica papaya có thể điều hòa các tế bào chủ yếu của hệ thống miễn dịch thu được kiểu Th1 (T Helper Cell, Cellules T-induceur) trong hệ thống miễn dịch ở người. Do đó, các tác giả cho rằng, dịch chiết lá Đu đủ có thể là phương tiện để điều trị và phòng ngừa một số bệnh ở người như ung thư, một số rối loạn dị ứng và còn có thể là chất bổ trợ miễn dịch (immunoadjuvant) đối với trị liệu bằng vaccine.
Trước đó, năm 2008 M. Indran và cộng sự đã công bố trên tạp chí West Indian Medical Journal [2] một công trình nghiên cứu về khả năng bảo vệ của dịch chiết lá Đu đủ chống các tác hại cấp tính do alcol gây ra và stress oxy hóa đối với dạ dày chuột. Theo tác giả, các kết quả phân tích sinh hóa cho thấy dịch chiết lá Đu đủ có tác dụng bảo vệ chống quá trình oxy hóa lipid trong huyết tương và tăng cường hoạt động của glutathione peroxidase trong hồng cầu (erythrocyte). Các tác giả cho rằng, dịch chiết lá Đu đủ có thể được coi là một thuốc chống loét dạ dày và chống các stress oxy hóa. Có thể cho rằng, việc chống stress oxy hóa cũng có nghĩa là chống sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, một trong những yếu tố độc hại có thể khởi phát nhiều bệnh tật, trong đó có các bệnh về khối u.
Dịch chiết lá đu đủ là một chế phẩm tiềm năng để điều trị bệnh tật
Năm 2010, Ngozi Awa Imaga và cộng sự đã công bố trên tạp chí Journal of Pharmacognosy and Phytotherapy [3] một công trình nghiên cứu tác dụng của cao khô lá Đu đủ và các phân đoạn chống thiếu máu hồng cầu liềm (antisickling potency). Rối loạn hồng cầu liềm (Sickle Cell Disorder: SCD) là một nhóm bệnh di truyền tác động đến các tế bào huyết sắc tố. Có 2 loại bệnh rối loạn hồng cầu liềm: Bệnh Thalassemia - hồng cầu liềm (Sickle Cell Thalassemia) và Thiếu máu hồng cầu liềm (Sickle Cell Anemia: HbSS). Các tác giả đã chiết lá Đu đủ bằng các dung môi khác nhau (hexane, chloroform, ethyl acetate, butanol và nước). Thực nghiệm cho thấy, dịch chiết ethyl acetate có tác dụng cao nhất và là một chế phẩm tiềm năng để điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu liềm.
Năm 2012, Tebekeme và cộng sự (Đại học Niger Delta, Nigeria) đã công bố trên tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Bioedicine [4] công trình nghiên cứu về tác dụng của dịch chiết lá Đu đủ đối với tác hại do hydrogen peroxyde gây ra cho hồng cầu. Các tác giả nhận thấy, dịch chiết lá Đu đủ làm giảm các tác hại do hydrogen peroxyde gây ra cho hồng cầu đồng thời có thể tái tạo hoặc giảm các thay đổi về cấu trúc kèm theo với quá trình hủy hoại hồng cầu. Hoạt tính của dịch chiết này có thể là do sự có mặt của các hoạt chất tự nhiên có trong lá Đu đủ, tác động cộng lực. Các tác giả cho rằng, do tính chất chống oxy hóa, lá Đu đủ có thể sử dụng để sản xuất dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng.
Cũng trong năm 2012, trên tạp chí khoa học danh tiếng Nature and Science [5], Kadry Mohamed Sadek (Đại học Damanhur, Ai Cập) công bố công trình nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa và kích thích miễn dịch của dịch chiết lá Đu đủ trên chuột nhắt gây nhiễm độc bằng acrylamide. Như đã biết, acrylamide gây các tác hại trên tổ chức tế bào thông qua tăng quá trình oxy hóa lipid, giảm nồng độ glutathione và giảm hoạt động của catalase và superoxyd dismutase. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cho chuột uống dịch chiết lá Đu đủ riêng rẽ hoặc cùng với acrylamide đều làm giảm đáng kể quá trình oxy hóa lipid, nâng cao nồng độ glutathione, tăng cường hoạt tính enzyme catalase và superoxyd dismutase, nâng cao khả năng miễn dịch thể hiện qua tăng IgG và IgM.
Không chỉ lá, các bộ phận khác của đu đủ như thịt quả, hạt... cũng có chứa các hoạt chất có tác dụng dược lý tích cực
Nên đọc
Theo một hướng khác, Rahman S. và cộng sự tại Khoa Dược, Đại học Khoa học và Công nghệ thông tin Sarhad (Pakistan) đã tập trung nghiên cứu sàng lọc tác dụng kháng khuẩn của lá và cọng Đu đủ [8]. Dịch chiết lá Đu đủ chiết xuất với dung môi alcol ethylic được thử tác dụng trên các vi khuẩn Gram-: Escherichia coli, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Samonella typhi, Samonella paratyphi A, Shigella flexenert và các vi khuẩn Gram+: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Bacillus subtilis, Micrococcus luteus. Tác dụng kháng sinh được đánh giá dựa trên đường kính vòng vô khuẩn và nồng độ tối thiểu ức chế vi khuẩn (MIC: Minimum Inhibitory Concentration). Kết quả cho thấy, tác dụng ức chế vi khuẩn của lá Đu đủ mạnh hơn của cọng lá Đu đủ. Cả hai loại dịch chiết đều có tác dụng tỷ lệ thuận với nồng độ. Đối với S. typhi nồng độ MIC đối với lá và cọng CP từ 1.250 đến 5.000 microgam/ml và từ 1.250 đến 5.000 microgam/ml, tương ứng.
Trong một nghiên cứu khác được Yusha’u M. và các cộng sự tại Đại học Bayero tiến hành [9], các tác giả đã nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của dịch chiết lá Đu đủ chiết xuất với ethanol và tách phân đoạn với cloroform và nước trên các chủng vi khuẩn được phân lập từ các mẫu bệnh phẩm đường tiết niệu: Escheria coli, Klebsiella pneumonia, Proteus mirabilis, Pseudomonas species bằng cả hai phương pháp: Khuyếch tán qua đĩa và pha loãng. Phân tích các dịch chiết và phân đoạn của dịch chiết cho thấy sự hiện diện của các alkaloid, flavonoids, steroid và tannin. Cả dịch chiết và các phân đoạn phân lập đều có tác dụng kháng khuẩn ở nồng độ thử nghiệm. Các tác giả cho rằng, Carica papaya là một dược liệu có tiềm năng để sản xuất các thuốc chống nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
* P3: Độc tính từ lá đu đủ
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất
Bình luận của bạn