Lá đu đủ có độc?

Dịch chiết lá Đu đủ có ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai

Tác dụng dược lý của lá đu đủ

Lá đu đủ có thực sự hữu ích?

Bài thuốc từ lá đu đủ giúp người bệnh kéo dài sự sống?

Các bài thuốc Đông y điều trị hiệu quả bệnh u xơ tử cung

S. Z. Halim và cộng sự tại Viện nghiên cứu y học Kuala Lumpur (Malaysia) đã nghiên cứu độc tính cấp của dịch chiết lá Đu đủ trên chuột nhắt Sprague Dawlay. Kết quả thực nghiệm cho thấy, với liều uống 1 lần dịch chiết lá Đu đủ 2.000 mg/kg thể trọng và quan sát động vật thí nghiệm trong thời gian 14 ngày, có đối chứng với chuột nhắt cái, không thấy động vật thí nghiệm chết và thay đổi thể trọng, thay đổi về ăn, uống. Khối lượng các cơ quan trong cơ thể bình thường. Tuy nhiên, hemoglobin (HGB), tỷ lệ thể tích huyết cầu (HCT: hematocrit), hồng cầu (RBC) và protein toàn phần trong máu tăng chứng tỏ có sự mất nước. Ngoài tỷ lệ triglyceride tăng nhẹ, tất cả các chỉ số sinh hóa khác không thay đổi so với nhóm đối chứng.

Cũng trên chuột nhắt Sprague Dawley, Adlin Afzan và cộng sự tại Viện Nghiên cứu Y học Kuala Lumpur (Malaysia) đã nghiên cứu độc tính cấp của dịch chiết lá Đu đủ, với liều uống lặp lại trong 28 ngày. Chuột được uống dịch chiết với liều 0,01, 0,14 và 2gr/kg thể trọng và sau đó được quan sát hành vi tổng quát, phân tích các dấu hiệu lâm sàng, xác định các chỉ số huyết học, sinh hóa của huyết thanh và các biến đổi tổ chức học. Với các liều uống nói trên, không phát hiện thấy các thay đổi về thể trọng, tình trạng ăn uống, các chỉ số huyết học so với nhóm chuột đối chứng. Có một vài chỉ số sinh hóa như protein toàn phần, HDL-cholesterol, AST, ALT và ALP có cao hơn nhưng không phụ thuộc vào liều. Xét nghiệm về tổ chức bệnh học của tất cả các cơ quan, kể cả gan, không phát hiện thấy sự biến đổi tổ chức. Các chỉ số khác cho thấy, không có sự khác biệt quan trọng giữa nhóm thử và nhóm đối chứng. Các kết quả trên cho thấy, lá Đu đủ với liều cao gấp 14 lần so với liều dùng thông thường trong thực tế sử dụng theo y học cổ truyền Malaysia được coi là an toàn.

Moses B. Ekong và cộng sự tại trường Đại học Uyo (Nigeria) đã nghiên cứu tác dụng dịch chiết lá Đu đủ trên bào thai chuột nhắt. Các tác giả nhận thấy, dịch chiết lá Đu đủ ở những liều sử dụng trong nghiên cứu có ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai và ảnh hưởng này phụ thuộc vào liều sử dụng. Vì vậy, không được dùng dịch chiết lá Đu đủ trong thời kỳ mang thai.

Dịch chiết lá đu đủ có tác động lên tế bào khối u thông qua cơ chế điều hòa miễn dịch

Như vậy, không kể đến một số nguồn thông tin có tính chất khoa học thường thức rất phong phú trên internet về công dụng của các chế phẩm sản xuất từ lá Carica papaya (đa số dưới dạng thực phẩm chức năng) trong hỗ trợ phòng ngừa khối u, các tài liệu nghiên cứu khoa học tổng hợp trên đây từ các tạp chí khoa học uy tín của một số trường đại học và viện nghiên cứu cho thấy các chế phẩm của lá Carica papaya có các tính chất dược lý sau đây:

1. Có tác động lên các tế bào khối u thông qua cơ chế điều hòa miễn dịch ở người.

2. Có khả năng chống quá trình oxy hóa trong cơ thể, làm giảm tress oxy hóa (oxidation stress) do đó làm giảm quá trình tạo thành các “gốc tự do” (free radical), một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự biến đổi gene và phát triển các khối u.

3. Có hoạt tính kháng khuẩn, kể cả các chủng vi khuẩn phân lập được từ các bệnh phẩm trong lâm sàng.

4. Nhìn chung, dịch chiết lá đu đủ không độc ở liều thường dùng. Tuy nhiên, do có thể có ảnh hưởng đến quá trình phát triển bào thai, không khuyên dùng lá đu đủ cho Phụ nữ trong thời gian mang thai.

Có thể do các công trình nghiên cứu khoa học sâu hơn về lá Đu đủ chưa đủ để FDA Hoa Kỳ có cơ sở cấp bằng phát minh về tác dụng chống ung thư, vì vậy trên thị trường thế giới mới chỉ xuất hiện các chế phẩm của lá Đu đủ dưới dạng thực phẩm chức năng (functional foods) với các công bố (health claims) về tác dụng hỗ trợ phòng và chống khối u. Ở Việt Nam, cũng nên tiếp cận theo hướng này vì trên thực tế đã có một số TPCN từ lá Đu đủ đã được nhập khẩu bằng nhiều hình thức khác nhau và đang được bán và quảng cáo trên thị trường. Một số ít người mắc các khối u cũng đang sử dụng mặc dù chưa có một nghiên cứu lâm sàng chính thức về các sản phẩm và cách sử dụng các chế phẩm lá Đu đủ để phòng ngừa khối u.

Có thể, các công trình nghiên cứu khoa học sâu hơn về lá Đu đủ chưa đủ để Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (USA FDA) có cơ sở cấp bằng phát minh về tác dụng chống ung thư. Vì vậy, các sản phẩm có chứa chiết xuất lá đu đủ mới dừng ở dạng TPCN với công bố về tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa khối u.
PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất