Tết đặc biệt khi nhà làm bánh chưng

Được quây quần bên nồi bánh chưng thơm nức là một ký ức rất đẹp trong tuổi thơ tôi (Ảnh: Nguyễn Hiệp)

Mứt Tết phơi gần nhà xí, sân gà: Ai dám ăn?

Tết đến ăn nấm đông cô cho cả năm khoẻ mạnh, may mắn

Thử làm thạch rượu đẹp mắt ăn chơi

Tết - "cơ hội vàng" cho con buôn rượu ngoại lậu

Còn nhớ lúc nhỏ, cứ vào 27 – 28 Tết là mẹ tôi làm bánh chưng. Được quây quần và lí nhí bên mẹ khi gói bánh, lòng tôi lúc nào cũng có một cảm giác bồi hồi đến lạ. Tôi luôn chăm chú nhìn mẹ đong bát đổ gạo nếp, đậu xanh, cùng 1 – 2 miếng thịt lên mặt lá được xếp nhiều lớp thành hình dấu cộng. Bàn tay của mẹ chắc nịch, động tác nhanh gọn, dứt khoát mà gói vào, rồi buộc lạt thật chặt. Cứ như thế, từng chiếc bánh chưng vuông vức càng ngày càng nhiều. Sau đó, bánh được mẹ khéo léo đặt chồng chất trong một chiếc nồi đại bự.

Mẹ bảo bố và tôi ngồi trông. Tôi "làm việc" rất có trách nhiệm, hễ cách nửa tiếng là lại nhắc bố kiểm tra xem nước đã cạn hay chưa. Lúc mở vung, mùi bánh lại “tranh thủ” tỏa ra bên ngoài, thơm ngào ngạt cả mũi. Tầm 12 tiếng bánh chín, khi vớt bánh khỏi nồi, mẹ lúc nào cũng dành lại một cái để cả nhà ăn ngay lúc nóng. Từng lớp lá được bóc ra, cái vị thơm lại càng nồng. Khi cắn miếng bánh, mỡ thịt lợn tan nhanh trong miệng, hòa quện cùng vị đậu xanh, gạo nếp chín nhừ.     

Tôi vẫn luôn cố chờ cho mẹ dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ khu bếp. Dù hai bờ mi đã nặng trĩu, nhưng tôi vẫn vặn hỏi cho bằng được những khúc mắc khi mẹ ngồi nghỉ trên chiếc trường kỷ: "Tại sao Tết lại không thể thiếu chiếc bánh chưng trên bàn thờ? Tại sao lại là bánh chưng mà không phải loại bánh nào khác? Bánh chưng sao lại có hình vuông? Tại sao bánh chưng lại ngon đến thế hở mẹ?”.

Tuy mệt, nhưng mẹ vẫn luôn cố gắng giải đáp những khúc mắc của tôi, cho dù đã nhiều lần tôi hỏi về nó. Mẹ luôn hất nhẹ sợi tóc mái trên trán, đánh ho vài tiếng để lấy giọng, bắt đầu kể truyền cảm cho tôi nghe câu chuyện Lang Liêu.

Tương truyền là, cùng với bánh dày, bánh chưng bắt đầu có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6. Nhân dịp đầu Xuân, cũng vì vua lúc đấy tuổi đã cao, muốn truyền ngôi cho người con tài đức để bình trị thiên hạ, quốc thái dân an nên mới gọi các con mà bảo với đại ý rằng, hoàng tử nào tìm được món ăn vừa ngon lành vừa có ý nghĩa hay để dâng vua thì vua truyền ngôi cho.

Những của ngon vật lạ ở trên đời được các hoàng tử liên tục tìm kiếm. Người con nào cũng háo hức và tự tin về món ăn của mình. Duy chỉ có con trai thứ 18 của Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu, gần sát tới ngày dâng lễ mà vẫn chưa tìm được món ăn ưng ý. Lang Liêu nổi tiếng là người hiền đức, nhưng vì mẹ mất sớm, không có người hướng dẫn nên cuộc thi này vốn vô cùng thiệt thòi.

Một hôm đang ngủ thì được Thần Đèn hiện về báo mộng. Thần bảo, gạo là thức ăn nuôi sống con người, vật phẩm trong trời đất chẳng có gì quí bằng. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời - Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình bố mẹ sinh thành.

Lang Liêu tỉnh dậy, vui mừng làm theo lời dặn. Chàng chọn gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn ba rọi hảo hạng để làm món dâng vua. Đến hẹn, các con trai đều đem cỗ tới. Lang Liêu chỉ có bánh chưng bánh dày. Vua thấy lạ, thử nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi vị cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng bánh dày trở thành tục lệ cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất của người Việt Nam.

...

Ngày đó, tôi không hiểu ý nghĩ câu chuyện mẹ kể cho lắm, chỉ thích được nghe mẹ kể chuyện nên viện cớ hỏi "Đông" hỏi "Tây" vậy thôi. Tôi biết đại khái là chiếc bánh chưng có từ thời Lang Liêu và ăn rất ngon, thế là được! Sau này lớn lên, tôi mới hiểu hơn đến ý nghĩa biểu trưng vũ trụ của chiếc bánh chưng bánh dày.

Bánh dày, có hình tròn là biểu trưng của Trời, bánh chưng hình vuông là biểu trưng cho Đất. Bánh chưng bao giờ cũng đặt ở phía dưới, bánh dày ở phía trên hàm ý Trời trên Đất dưới. Nó còn thể hiện sự hiếu kính của con cháu, uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn công sinh thành dưỡng dục bao la như Đất Trời nên không thể thiếu trong bàn thờ tổ tiên trong dịp Tết đến Xuân về.

Mẹ bảo tôi rằng tuy gọi là luộc, song nước vẫn không tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu được luộc, chính xác phải gọi là chưng nên có lẽ cái tên “bánh chưng” cũng bắt nguồn từ đây. Mẹ nói có lẽ chính kiểu nấu chưng cách thủy bằng lớp lá dong nên vị của gạo, thịt lợn, đậu xanh mới hấp dẫn đến thế.

Bây giờ, nhà ít người ăn và toàn người sợ béo nên mẹ cũng không còn tự làm bánh chưng mà mua vài cái làm sẵn để cúng. Nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn thích những ngày tất bật chuẩn bị nguyên liệu, gói bánh và luộc bánh.

Thế mới là Tết!

hieucdth***@gmail.com
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết