Bị bệnh đái tháo đường ăn gì để vừa khỏe vừa ngừa biến chứng?

Người mắc bệnh đái tháo đường type 2 cần đặc biệt cẩn trọng trong ăn uống

Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường với TĐCare

Công dụng mới của curcumin: Ngăn ngừa đái tháo đường

Mầm bông cải xanh có thể giúp khắc phục bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường lưu ý khi dùng đường fructose

1. Các loại đậu

Ăn những thực phẩm có chỉ số glycemic (đường huyết) thấp có thể giúp phòng ngừa mức đường huyết tăng cao trong máu. Một trong những những thực phẩm có chỉ số glycemic thấp điển hình là các loại đậu. Các loại đậu cũng giàu protein, chất xơ hoà tan giúp kiểm soát cân nặng của bạn. Các loại đậu là một trong những thực phẩm có giá thành rẻ, có nhiều cách chế biến và hầu như không có chất béo.

2. Bột yến mạch

Thường xuyên ăn bột yến mạch có thể làm giảm 35 – 42% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và giúp những người đã mắc bệnh quản lý bệnh tốt hơn. Bột yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan, làm chậm quá trình hấp thu đường glucose từ thực phẩm trong dạ dày, từ đó giữ mức đường trong máu ổn định. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch cũng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, điều này giúp kiểm soát tốt hơn lượng calorie nạp vào để quản lý trọng lượng.

3. Cá

Hàm lượng cao acid béo omega-3 trong cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, một biến chứng thường gặp do quản lý đái tháo đường không tốt. Nó cũng có liên quan đến việc cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu ở người bệnh.

4. Sữa chua ít chất béo

Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống giàu calci từ sữa chua hoặc các thực phẩm giàu calci khác có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và duy trì ổn định đường huyết cho người đã mắc bệnh. Lưu ý đọc nhãn để kiểm tra hàm lượng đường trong sữa chua. Đảm bảo lựa chọn các sản phẩm sữa chua ít chất béo hoặc không béo.

5. Hạnh nhân

Hạnh nhân chứa chất béo không bão hoà đơn và carbhydrate tốt, cùng với khoáng chất magne, được cho là quan trọng trong quá trình trao đổi chất carbohydrate. Nghiên cứu năm 2004 được công bố trên Tạp chí Diabetes Care cho thấy, bổ sung magne hàng ngày giúp giảm 33% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Những bệnh nhân đái tháo đường bổ sung magne hàng ngày cũng cải thiện đáng kể mức đường huyết.  

6. Rau lá xanh

Rau lá xanh chứa đầy đủ các vitamin, khoáng chất và chất xơ. Vì các loại rau có hàm lượng calorie thấp, chúng ít khi làm tăng đột biến lượng đường trong máu của người bệnh.

7. Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng giàu protein nạc, ít carbohydrate nên là một sự lựa chọn lành mạnh cho người bệnh đái tháo đường. Lòng trắng của một quá trứng chỉ chứa khoảng 16 calorie nhưng có tới 4 gram protein tốt.

8. Quả bơ

Bơ có chứa chất béo không bão hòa đơn, được coi là loại chất béo tốt nhất. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một chế độ ăn nhiều chất béo không bão hoà đơn có thể cải thiện độ nhạy của insulin. Các chất béo không bão hòa đơn cũng cải thiện sức khoẻ tim mạch - một lợi ích đặc biệt quan trọng đối với người bị bệnh đái tháo đường.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
* sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
** Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết