Cứ đến ngày Tết Đoan Ngọ (5/5), các gia đình lại chuẩn bị hoa quả, bánh trái để "giết sâu bọ"
Vì sao lại ăn cơm rượu nếp, bánh tro và thịt vịt vào Tết Đoan Ngọ 5/5?
Đi tìm ý nghĩa, nguồn gốc ngày Tết Đoan ngọ
Những điều ai cũng phải biết về ngày Tết Đoan Ngọ
3 món "diệt sâu bọ" từ quả mận cho ngày Tết Đoan Ngọ
Tại sao phải lại có tục “giết sâu bọ" trong Tết Đoan Ngọ?
TS Nguyễn Ngọc Thơ - Phó Trưởng khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM cho rằng: “Ý nghĩa lớn nhất và sâu sắc nhất của phong tục Tết Đoan Ngọ là 'giết sâu bọ'. Theo đó, quan niệm dân gian xưa cho rằng, trong hệ tiêu hóa thường có 'sâu bọ' (giun sán, ký sinh trùng) nếu không trừ đi sẽ khiến chúng sinh sản ngày một nhiều và gây hại. Tuy nhiên, việc tiêu diệt chúng không phải lúc nào cũng có thể làm được. Chỉ có ngày mùng 5/5 Âm lịch hằng năm chúng mới ngoi lên, là cơ hội để trừ khử”.
Những cách tự nhiên diệt trừ sâu bọ trong cơ thể
Ăn cơm rượu nếp: Theo truyền thống, người xưa thường dùng loại thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng để “giết sâu bọ” - những con giun, sán, ký sinh trùng trong cơ thể. Và cơm rượu nếp là món ăn thường được được dùng để diệt giun sán. Người xưa cho rằng, ăn cơm rượu nếp khi bụng đói sẽ khiến cho giun sán “say” và chết.
Tết Đoan Ngọ, người dân trên cả nước thường ăn cơm rượu nếp để diệt sâu bọ
Ăn quả mận: Tại nhiều địa phương ở Bắc Bộ, người dân thường ăn mận - loại quả có vị chua phổ biến trong mùa Hè để “giết sâu bọ”. Theo quan niệm của người xưa, sau khi các loài sâu bọ trong cơ thể bị cơm rượu nếp “chuốc say”, nếu tiếp tục ăn các loại trái cây có vị chua sẽ khiến chúng chết nhanh hơn. Ngoài trái cây, người ta có thể cho trẻ con bôi hoặc uống thần sa hay chu sa, vì họ tin rằng, lúc sâu bọ bị trái cây “giết” có sự phản ứng gây sự bất an cho trẻ con nên phải dùng thần sa, chu sa để trấn an trước.
Mận là một trong những loại hoa quả dùng để diệt sâu bọ trong Tết Đoan Ngọ
Tắm nước lá: Trong ngày Tết Đoan Ngọ bạn cũng có thể sử dụng những cây cỏ thiên nhiên nấu lên làm nước tắm vừa để xua đi tà khí, tiêu diệt các loại ký sinh trùng và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Các loại cây có thể dùng để đun nước tắm như cỏ mần trầu, bông mã đề, lá mùi già, hương nhu…
Uống nước lá: Ở một số địa phương vào dịp tết Đoan Ngọ, người dân thường đi chợ mua lá về uống - gọi là nước lá mùng năm. Nước lá mùng năm gồm các loại cây cỏ (có cả các loại thuốc Nam) có tác dụng tiêu thực, giải nhiệt, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách chế biến lá mùng năm khá đơn giản: Lá được hái hoặc mua ở chợ về, băm nhỏ, trộn đều rồi phơi qua 2 - 3 nắng cho khô để cất đi dùng dần. Khi dùng, chỉ cần nấu lá như nấu nước chè hoặc làm theo cách pha trà. Dân gian tin rằng, lá mùng năm hái đúng dịp trưa (chính ngọ) ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch có tác dụng chữa bệnh.
Người dân quê hái lá mồng năm về bán ở các phiên chợ
Theo Đông y, lá mùng năm không phải là những loại cây lá thường mà hầu hết là những loại cây thuốc Nam có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. Đó là lá mã đề, lá vối, mơ, cỏ ống, lá sả, bạc hà, lá ổi, tía tô, cúc tần, lá vông, diệp hạ châu, kim ngân, ...
Bôi hùng hoàng vào ngực, rốn để giết sâu bọ: Hùng hoàng (một vị thuốc có màu đỏ pha vàng) là vị thuốc thường được sử dụng trong Đông y, có vị cay, tính ôn... Hùng hoàng có 2 công dụng chủ yếu là giải độc và diệt giun sán. Bởi vậy, trong ngày Tết Đoan Ngọ, người ta thường bôi hùng hoàng vào thóp đầu, ngực, rốn trẻ để giết sâu bọ. Có nơi, nhiều người còn bôi vôi vào cổ cho con cái lúc đi ngủ để trừ bệnh tật.
Bình luận của bạn