Theo Đông y, thì là có vị cay, tính ấm giúp khắc phục một số vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón
Bổ sung vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ?
8 dấu hiệu, triệu chứng bất thường cảnh báo bệnh tim mạch
Mãn kinh ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe tim mạch?
Dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc bệnh tim mạch
Giá trị dinh dưỡng của thì là
Theo nghiên cứu, trong 9gr cành thì là tươi cung cấp khoảng:
- Lượng calo: 4
- Vitamin C: 8% giá trị hàng ngày (DV)
- Mangan: 5% DV
- Vitamin A: 4% DV
- Folate: 3% DV
- Sắt: 3% DV
Theo đó, vitamin A là chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng để duy trì thị lực và hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Tương tự, vitamin C rất quan trọng đối với hệ miễn dịch, sức đề kháng và giúp chữa lành vết thương.
Thì là cũng là một nguồn cung cấp magan dồi dào, một khoáng chất cần thiết để hỗ trợ não bộ, hệ thần kinh, quá trình chuyển hóa đường và chất béo hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, thông thường nếu bạn sử dụng thì là tươi để làm gia vị sẽ không tiêu thụ đến 9gr. Do đó, lượng dưỡng chất bạn nhận được từ nó cũng ít hơn đáng kể.
Thì là và nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng gần 75% các trường hợp bệnh tim có thể được ngăn ngừa bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ, bao gồm: Tăng huyết áp, nồng độ chất béo trung tính triglyceride và cholesterol “xấu” (LDL) cao, chứng viêm mạn tính cùng thói quen hút thuốc, lười vận động và chế độ ăn uống nghèo nàn.
Theo đó, flavonoid, chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh có trong thì là đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, các nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất thì là có tác dụng giảm cholesterol và triglyceride. Tuy nhiên, nghiên cứu trên cơ thể người lại cho ra những kết quả không đồng nhất.
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh tim mạch là kiểm soát các yếu tố nguy cơ
Cụ thể, một nghiên cứu thực hiện trên 91 người có tổng lượng cholesterol và triglyceride cao uống 6 viên chiết xuất thì là mỗi ngày trong 2 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người tham gia đã cải thiện đáng kể mức cholesterol toàn phần, triglyceride nhưng không làm thay đổi mức cholesterol “tốt” (HDL).
Đáng chú ý, một nghiên cứu khác với sự tham gia của 150 người cũng có mức cholesterol và triglyceride cao lại không có sự thay đổi đáng kể nào về cả 2 chỉ số trên sau 6 tuần uống viên chiết xuất thì là hàng ngày.
Điều quan trọng nhất cần lưu ý là hầu hết các nghiên cứu đều xem xét tác động của thì là đối với sức khỏe tim mạch dưới dạng chiết xuất. Do đó, vẫn chưa rõ liệu sử dụng thì là tươi, khô trong chế độ ăn hàng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào.
Nhìn chung, mặc dù các chất chống oxy hóa trong chiết xuất thì là có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch tổng thể, nhưng vẫn cần nghiên cứu sâu hơn ở người để đánh giá hiệu quả của loại thảo mộc này đối với mức cholesterol và chất béo trung tính.
Tác dụng phụ tiềm ẩn của thì là.
Mặc dù vai trò của thì là trong việc phòng ngừa các bệnh về tim mạch vẫn đang trong quá trình hoàn thiện bằng chứng, nhưng nó vẫn là loại thảo mộc giàu dinh dưỡng và đa năng.
Bạn có thể dùng thì là làm nguyên liệu trong nhiều món ăn (soup, salad, món cá, nước sốt…) và hầu hết đều an toàn để tiêu thụ. Tuy nhiên, một số ít trường hợp nó đã được chứng minh là gây phản ứng dị ứng, nôn mửa, tiêu chảy, ngứa miệng, sưng đỏ trên lưỡi và sưng họng. Ngoài ra, bạn nên tránh dùng chiết xuất thì là trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Bình luận của bạn