Đuối nước có thể khiến nạn nhân tử vong nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời
Đối phó với nguy hiểm khi đi du lịch mùa hè
Mê mẩn mùa đào chín Bắc Hà
Đi đâu khi muốn du lịch một mình?
Đừng để những chuyến du lịch của bạn bị phá hỏng vì rệp giường
Dị ứng hải sản
Ăn hải sản khi đi biển hoặc trong bữa ăn hàng ngày là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, có một số người sau khi ăn hải sản thường bị dị ứng. Triệu chứng dị ứng hải sản có thể bắt đầu bằng đổ mồ hôi, mệt mỏi, đau bụng nhẹ và chuyển dần sang các phản ứng nghiêm trọng như đau bụng dữ dội, buồn nôn, nhức đầu, tê lưỡi. Một số người còn có thể xuất hiện triệu chứng đau ngực, khó thở. Với những người đã bị dị ứng hải sản đặc biệt là từng loại cụ thể có thể tránh ăn, nên thay thế bằng loại thực phẩm khác. Nếu ăn loại hải sản nào có dấu hiệu dị ứng thì cần phải dừng ngay lập tức để tránh cơ thể bị nhiễm độc.
Dị ứng với hải sản có thể khiến cơ thể bị ngứa, phát ban
Say nắng, cảm nắng
Tắm biển và đi lại nhiều dưới ánh nắng mặt trời dễ gây ra tình trạng say nắng. Người bị say nắng thường mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... Nếu bị say nắng nặng, người bệnh có thể bị ngất xỉu. Trẻ em, người già và những người có sức khỏe yếu dễ bị say nắng nhất. Khi bị say nắng, bạn cần cởi bớt quần áo ngoài và làm mát bằng cách chườm vải, khăn thấm nước lên người nạn nhân. Ngoài ra, bạn có thể dùng quạt để làm mát, liên tục theo dõi tình hình nạn nhân. Cách tốt nhất là gọi hoặc nhờ người tìm trợ giúp y tế để được chăm sóc đúng cách.
Say nắng là hiện tượng thường gặp trong những ngày trời nắng
Dị ứng da do bị sứa đốt
Một số loài sứa thích bơi ở khu vực biển gần bờ. Nếu chẳng may trong lúc tắm biển mà bạn chạm phải chúng, chất độc từ sứa có thể gây khó chịu như cảm giác bỏng rát hoặc thậm chí gây dị ứng da nặng. Theo các chuyên gia, nếu bạn đột ngột thay đau rát da hãy nhanh chóng bơi trở lại bờ, lau khô vùng da bị sứa đốt, không chà xát mạnh. Sau đó, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không chà xát mạnh vào vết sứa đốt
Say sóng
Nếu bạn lựa chọn đi du lịch ở những hòn đảo thì bạn cần cẩn trọng với nguy cơ say sóng. Biểu hiện của say sóng thường tương tự như say tàu xe như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa... Để hạn chế say sóng, trước khi đi tàu bạn nên ăn nhẹ những đồ ăn dễ tiêu; Tuyệt đối không đọc sách báo, xem phim, chơi game…; Nên uống thuốc chống nôn nếu bạn có tiền sử say tàu xe; Bạn cũng nên chuẩn bị túi nilon để phòng trường hợp bị nôn.
Say sóng Say sóng làm cho bạn cảm thấy cồn cào và chóng mặt
Đuối nước
Tình trạng đuối nước ở trẻ rất phổ biến, cha mẹ cần chú ý đến con khi tắm biển. Đặc biệt, cha mẹ không nên để trẻ tắm quá lâu sẽ dẫn đến say nắng hoặc chuột rút gây ra đuối nước.
Đuối nước có thể khiến nạn nhân tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời. Việc sơ cứu phải được tiến hành khẩn trương, ngay lập tức và đúng kỹ thuật. Sau khi đưa người bị đuối nước vào bờ, lập tức kiểm tra đường thở. Nếu trong miệng, mũi của nạn nhân có dị vật, cần móc dị vật ra ngay rồi nghiêng người nạn nhân để lưu dịch thoát khỏi đường thở. Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, cần hô hấp nhân tạo, hồi sức tim, phổi bằng cách: Đặt nạn nhân nằm ngửa, hồi sức, hô hấp nhân tạo cho đến khi nạn nhân tỉnh lại hoặc có nhân viên y tế hay người đưa đi cấp cứu ở các cơ sở y tế.
Bình luận của bạn