Hãy nhớ câu “lắm thầy thối ma”!

Lựa chọn một bác sỹ gia đình để theo dõi, chăm sóc và điều trị bệnh mạn tính cho mình và người thân

Tử vi Chủ nhật (16/10/2022): Bảo Bình sẽ gặp thuận lợi trong chuyện tình cảm

Một vài món ngon làm từ bí đỏ

Nhiều quốc gia "bật đèn xanh" cho vaccine phòng biến thể Omicron

AI Florence sẽ hỗ trợ y tế tại World Cup 2022

Câu chuyện mà bác sỹ Lân Hiếu vừa kể trên trang facebook của ông cũng là câu chuyện chúng ta thường gặp trong gia đình, khi có cha mẹ hay người thân có bệnh mạn tính thường xuyên tới khám ở bệnh viện và được cấp thuốc diện bảo hiểm y tế. Mỗi lần đi khám một bác sỹ và được cấp những loại thuốc khác nhau mà bệnh viên có khi ấy. SK+ xin chia sẻ câu chuyện của bác sỹ Lân Hiếu dưới đây với mong muốn chúng ta có thêm kiến thức trong việc khám và dùng thuốc điều trị bệnh mạn tính.

Một thầy một thuốc

Hầu như buổi khám bệnh nào tôi cũng trả lại vài phiếu khám. Nói đúng hơn là mời bệnh nhân về không lấy phí vì tại bệnh viện chúng tôi khám trước rồi mới đóng tiền sau (gồm cả tiền khám và xét nghiệm nếu có). Nguyên nhân vì bệnh nhân đến để hỏi đơn thuốc đang uống ổn định của bác sỹ khác, xem có thuốc gì tốt hơn nữa không?!Nhưng khó nhất là các bệnh nhân ở tỉnh xa điều trị theo đơn ngoại trú bảo hiểm y tế những bệnh mạn tính (tăng huyết áp, đái tháo đường, COPD - bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính… - SK+) đến khám vì huyết áp không ổn định hay đường máu phập phù. Họ không có nhiều tiền để dùng thuốc tự túc và khoảng cách địa lý cũng cản trở sự tái khám nên không thể kê đơn.

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu

Bác sỹ Lân Hiếu khuyên rằng, "Hãy chọn và tin tưởng vào bác sỹ đã theo dõi mình lâu dài. Họ sẽ là người hiểu bạn hơn nhiều các giáo sư mới chỉ khám có vài phút đã ra được cái đơn thuốc..." 

Cách làm của tôi là kiên nhẫn giải thích cho các bác hiểu mình cần một đơn thuốc ổn định lâu dài. Các bác cần chọn một bác sỹ tại địa phương mình sinh sống để theo dõi. Đại bộ phận đều đổ lỗi cho bảo hiểm y tế do mỗi lần đến khám sẽ gặp bác sỹ khác nhau. Nhưng khi tôi hỏi bác đã coi bác sỹ nào như người thân của mình chưa thì hầu như đều lắc đầu thậm chí không nhớ nổi tên.

Lời khuyên của tôi là hãy cố gắng xin số điện thoại để biết khi nào bác sỹ có lịch sẽ đến khám, nếu uống thuốc có phản ứng phụ hoặc chưa đáp ứng tốt sẽ quyết tìm lại bác sỹ của mình để chỉnh thuốc hay ngược lại thuốc đang hợp thì tìm mọi cách không thay thuốc vì những bệnh mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn mà cần nhất là sự ổn định. Rất nhiều lần tôi đã viết thư đề nghị người bác sỹ chưa quen tiếp tục theo dõi giúp bệnh nhân vì thấy đơn thuốc đang dùng là phù hợp, cho dù là loại thuốc không đắt tiền, thông dụng, có trong bảo hiểm.

Chọn bác sỹ theo dõi bệnh riêng cho mình

Hầu hết chúng ta coi khám bảo hiểm là “cực chẳng đã” nên cũng coi luôn các bác sỹ là những cái máy kê đơn. Một phần vì lý do này nên các bác sỹ cũng ít đầu tư trí tuệ vào các đơn thuốc bệnh mạn tính, bệnh viện có loại gì cho loại ấy, cũng không xem đơn thuốc cũ đang dùng thường xuyên và những thuốc đã từng có tác dụng phụ trong quá khứ của người bệnh.

Tôi luôn có nguyên tắc không kê đơn thuốc nếu chưa biết được bệnh nhân đã và đặc biệt đang uống thuốc gì. Lý do là chắc gì thuốc tôi cho đã tốt hơn, liều lượng đã đúng và quan trọng làm sao theo dõi nếu bệnh nhân ở xa không tái khám. Tôi cũng tuyệt đối không bao giờ bổ sung thuốc nếu chưa biết bệnh nhân đang dùng thuốc gì vì ai bảo đảm được sự tương tác là tốt hay xấu. Nếu có biến chứng xảy ra ai chịu trách nhiệm và người thiệt thỏi chắc chắn là bệnh nhân.

Hãy chọn và tin tưởng vào bác sỹ đã theo dõi mình lâu dài. Họ sẽ là người hiểu bạn hơn nhiều các giáo sư mới chỉ khám có vài phút đã ra được cái đơn thuốc huyết áp, đái tháo đường. Không có đơn thuốc nào là đúng tuyệt đối cho mọi bệnh mạn tính, cá thể hoá người bệnh là phương hướng mà y học hiện đại ngày càng chứng minh tính đúng đắn.

Có bệnh phải vái tứ phương là câu cửa miệng nhưng luôn nhớ thêm câu “lắm thầy thối ma” để tránh trở thành “một hiệu thuốc huyết áp tại nhà” khi lần lượt thăm khám các đại giáo sư để rồi tìm được viên thuốc hợp với mình từ một câu bác sĩ trẻ mới tốt nghiệp ra trường.

Nếu không may mắc các bệnh mạn tính, hãy chọn cho mình và người thân mình một bác sỹ gia đình thực thụ nhé!

 
Diệu Vi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ