Dịch COVID-19 khiến người tiêu dùng quan tâm tới hệ miễn dịch
Tiềm năng thị trường tảo tại Châu Á – Thái Bình Dương
Hơn 20 năm chuyển mình của ngành thực phẩm chức năng ở Việt Nam
Chấn chỉnh hoạt động quảng cáo để thị trường TPCN minh bạch hơn
Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng cúm
Theo dữ liệu từ báo cáo Consumer Insights của NutriLeads – công ty sản xuất các nguyên liệu chăm sóc sức khỏe tại Hà Lan, quan điểm của người tiêu dùng về sức khỏe hệ miễn dịch đã thay đổi đáng kể sau đại dịch COVID-19. Có tới 2/3 số người tiêu dùng đánh giá, hệ miễn dịch quan trọng hơn sức khỏe tiêu hóa, tim mạch và các vấn đề khác. Họ không chỉ quan tâm hơn đến sức đề kháng, mà còn coi đó là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe lâu dài và an sinh.
Trao đổi với báo chí, bà Joana Carneiro – CEO của NutriLeads cho hay: "Rõ ràng là trong đại dịch, người tiêu dùng đã có cơ hội quan tâm tới sức khỏe miễn dịch của mình nhiều hơn trước đây." Kết quả của báo cáo cho thấy, chung sống với đại dịch chắn chắn có những ảnh hưởng lâu dài hành vi tiêu dùng. Khách hàng hiểu biết hơn về hệ miễn dịch, đồng thời coi trọng việc tăng cường sức đề kháng lâu dài.
Dữ liệu của NutriLeads được thu thập từ khảo sát trên 45.000 khách hàng đến từ 15 quốc gia trong các năm 2019, 2020 và 2022.
Báo cáo cho thấy, có tới 57% trong tổng số người tiêu dùng tin rằng họ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm (so với con số 39% trước khi dịch COVID-19 xảy ra). Sau đại dịch, 3/4 người tiêu dùng trên toàn thế giới tin rằng, hệ miễn dịch suy yếu khiến họ chậm phục hồi khi mắc bệnh. 79% số người tham gia tin rằng, đối tượng có sức đề kháng kém sẽ dễ nhiễm bệnh hơn.
Với niềm tin đó, có tới 40% người tiêu dùng chủ động tiếp cận và cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch, ngay cả khi họ biết rằng mình khỏe mạnh. Cùng với đó là một kế hoạch toàn diện, từ tập thể dục, lựa chọn thực phẩm tươi ngon, quan tâm tới hệ tiêu hóa và sức khỏe tinh thần. Cứ 10 người thì có tới 8 người nhận ra rằng, hệ tiêu hóa suy yếu có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ miễn dịch.
Để có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chúng ta cần có một chế độ ăn uống cân bằng các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng phù hợp, đồng thời duy trì một lối sống lành mạnh. Điều này không đơn thuần là chỉ thay đổi lượng tiêu thụ đối với một hoặc hai chất dinh dưỡng, mà liên quan đến việc cân bằng toàn bộ chế độ ăn uống để đảm bảo rằng có lượng dinh dưỡng tối ưu ở cấp độ tế bào.
Thị trường thực phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch có tiềm năng để phát triển trong tương lai. Ngoài các sản phẩm bổ sung vi chất phổ biến như vitamin C, vitamin A, kẽm, magne, ngày càng có nhiều nghiên cứu về các thành phần thiên nhiên có lợi cho sức đề kháng.
Bình luận của bạn