Uống thuốc phải theo đơn!

Người cao tuổi, người có bệnh nền cần sử dụng thuốc theo đúng đơn thuốc bác sỹ kê (ảnh minh họa)

Bắc Bộ sắp đón đợt mưa lớn

Infographic: Bạn đã thực sự hiểu rõ về bệnh suy tim?

Thủ tướng yêu cầu các Bộ xử lý vấn đề thuốc, trang thiết bị y tế

Làm sao giúp người cao tuổi kiểm soát đái tháo đường tốt hơn?

Mẹ tôi ngót ngét 90 tuổi. Nhà gần bệnh viện, cụ hay ra mấy hiệu thuốc, các cô bán thuốc quen thấy cụ hay chào mời “Bà ơi có mấy thứ này trị mỡ máu tốt lắm, nhà con nhiều người dùng rồi, bà dùng thử đi”. Thế là cụ mua về uống. Có lần mẹ tôi kêu mệt, đưa vào viện cấp cứu. Xét nghiệm máu cho biết men gan cao. Bác sỹ điều trị hỏi “Bà ơi, hàng ngày bà có dùng thuốc đông y không?”. Bác sỹ bắt đúng bệnh của cụ rồi. Cụ vẫn hay uống mấy thứ các cô ở cửa hàng thuốc cứ thấy cụ là chào mời.

Việc sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng cũng vậy, theo thói quen và qua “mách bảo” của người quen, thường là không có chuyên môn, khá lá phổ biến, mà bà mẹ gần 90 tuổi của tôi là một ví dụ. Sau bận phải vào nằm viện gần cả tuần để điều trị men gan cao, cụ cũng đã nghe ra, bác sỹ kê đơn cho thuốc gì mới uống!

 

 

Việc lạm dụng thuốc, thực phẩm chức năng dẫn đến hậu quả gây hại cho sức khỏe đã được các nhà chuyên môn cảnh báo. Trên trang facebook cá nhân, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu vừa chia sẻ câu chuyện mà ông vừa gặp. Xin dẫn lại câu chuyện của bác sỹ Lân Hiếu để mọi người ghi nhớ rằng: Uống thuốc phải theo đơn. Và hãy nghe theo lời dặn của người thầy thuốc nổi tiếng là hết lòng vì người bệnh này.

"Sáng gặp bác bệnh nhân không phải già lắm nhưng bệnh khá nặng phải nhập viện liên tục vì đau ngực. Mở trong túi ra một bọc thuốc, bác phân trần đã “vái tứ phương” nhưng bệnh ngày càng nặng lên. Tôi mới hỏi đơn thuốc của bác đâu? Lục mãi cũng có cái đơn nhầu nhĩ nhưng từ năm ngoái và thuốc trong đơn chẳng liên quan gì đến bọc thuốc trên tay. Hoá ra mỗi bệnh viện bác chọn 1 loại uống, rồi của nhà bán thuốc khuyên uống, thuốc của anh bạn đi Tàu về cho, thuốc ông bác sỹ già đầu ngõ, thậm chí thuốc của vợ cũng giữ một ít để phòng khi huyết áp lên dùng tạm một vài viên.

Đây không phải trường hợp hãn hữu mà thường xuyên gặp, đặc biệt ở những người có chút hiểu biết thuốc men. Họ sẽ khám nhiều người, hỏi nhiều hướng, nghe ngóng uống thử một vài loại hay giảm nửa liều để… xem thế nào. Nhiều trường hợp cách làm này thành công vì đơn thuốc cũng có nhiều loại thực sự không cần thiết, liều thuốc nhiều khi bị quá cao hay đơn giản là không có bệnh thật nên viên thuốc bổ cũng có tác dụng như thần dược.

Vậy nhưng khi có bệnh thực sự như tim mạch, đái tháo đường, thần kinh, tâm thần… những bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài thậm chí suốt đời, đơn thuốc ổn định là vô cùng quan trọng. Việc thay đổi thuốc liên tục chắc chắn có hại, tự phối hợp các thuốc theo đơn khác nhau của nhiều “nguồn” là tuyệt đối không nên vì người bệnh đâu có biết sự tương tác nguy hiểm khi dùng chung với nhau. Nếu biến chứng xảy ra mình là người thiệt thòi nhất, chẳng bác sỹ hay cơ sở y tế nào chịu trách nhiệm khi người bệnh tự uống lẫn lộn đơn thuốc với nhau, không theo hướng dẫn."

Kết bài viết của mình, bác sỹ Nguyễn Lân Hiếu có khuyến cáo rằng, khi cần điều trị bệnh, người bệnh nên:

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty

Lý do này nghe không khoa học tẹo nào nhưng lại là chuyện thường ngày không chỉ ở tuyến huyện. Mong rằng hệ thống y tế đang vô cùng lúng túng trong mua bán đấu thầu sẽ sớm tìm được đường ra để tôi rút lại lời khuyên này.

Mong mọi người luôn khoẻ để chúng tôi không phải khám bệnh từ 5h sáng.

Phần tôi, đã đọc ngay cho mẹ tôi nghe câu chuyện của bác sỹ Lân Hiếu và nhắc lại lần cụ phải vào nằm viện vì uống thuốc chẳng theo đơn. Cụ nói, sau lần ấy tôi có như thế nữa đâu!

Diệu Vi - Ảnh: Lê Dương
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý