Những phát minh đột phá mở ra kỷ nguyên mới cho ngành y tế

Những công nghệ đột phá trên thế giới mở ra thời đại mới cho ngành y tế - Ảnh: Wytcote.

Những công nghệ đột phá trong lĩnh vực y tế giúp thay đổi cuộc sống

Sự kiện y tế nổi bật tuần qua

Chuyển đổi số trong công tác quản lý F0 tại nhà

Công nghệ vaccine mRNA giành giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture

Trẻ hóa làn da

Các nhà khoa học Israel đã tìm ra cách để đảo ngược quá trình lão hóa trên da người

Các nhà khoa học Israel đã tìm ra cách để đảo ngược quá trình lão hóa trên da người

Nghiên cứu mới mang tên: "“Trẻ hóa cơ quan con người bằng VEGF-A: Bài học từ làn da” ở Israel đã thành công trong việc trẻ hóa da người. Bằng cách cấy ghép da người lớn tuổi lên những con chuột non, các nhà khoa học đã chứng minh được có thể làm cho da và các cơ quan khác trẻ lại thông qua sự thay đổi cấu trúc phân tử qua tất cả các lớp của da .

Theo Jerusalem Post, nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi Giáo sư Amos Gilhar cùng các nhà khoa học đến từ Khu chăm sóc sức khỏe Rambam và Học viện công nghệ Israel, thành phố Haifa (Israel). Với sự phối hợp từ phía Châu Âu, nhóm Nghiên cứu đã cấy ghép miếng da của một người lớn tuổi lên chuột già và chuột non. Một tháng sau, chỉ lớp da cấy ghép trên con chuột non được cải thiện. Nó trở nên dày hơn, lão hóa chậm hơn và tạo ra nhiều melanin (sắc tố quyết định màu da, tóc và màu mắt của mỗi người) hơn. Phát hiện cuối cùng này cho thấy sắc tố da có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa da hơn những gì được đánh giá trước đây.

Việc khảo sát sự khác biệt trong phân tử giữa da khi già và khi được trẻ hóa sẽ làm rõ điều gì thực sự diễn ra khi cơ thể thay đổi theo tuổi tác và những biện pháp để thay đổi điều này. “Nghiên cứu sự thay đổi mấu chốt trong quá trình lão hóa các cơ quan trên cơ thể và thúc đẩy các chiến lược về phân tử để ngăn chặn hoặc thậm chí đảo ngược việc lão hóa chắc chắn là một trong những sứ mệnh cơ bản nhất của nghiên cứu y sinh học” - Các nhà nghiên cứu chia sẻ trên Tạp chí khoa học danh tiếng Science Advances (Mỹ).

Khung trái tim nhân tạo

Bước tiến lớn trong việc xây dựng trái tim con người hoàn chỉnh để thay thế qua cấy ghép. Ảnh: live-science

Bước tiến lớn trong việc xây dựng trái tim con người hoàn chỉnh để thay thế qua cấy ghép. Ảnh: live-science

Theo Sciencedaily, bệnh tim mạch là một trong những lý do hàng đầu dẫn đến tử vong tại Mỹ. Trái tim không thể tự phục hồi như các cơ quan khác, đó là lý do tại sao các nhà khoa học cố gắng phát triển các phương pháp cấy ghép tim trong phòng nghiên cứu, đòi hỏi việc tái tạo mô hình tỉ mỉ, mở ra hy vọng về tương lai của y học tim mạch.

Theo đó, các nhà khoa học đến từ từ Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng Harvard John A. Paulson (SEAS) thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đã tìm ra cách để tái tạo cấu trúc cơ xoắn (cấu trúc độc đáo tạo nên trái tim), giúp tim cải thiện sức co bóp bằng việc phát triển mô hình kết hợp sinh học đầu tiên của tâm thất người với các tế bào tim đập liên kết theo hình xoắn ốc, khiến chúng co theo chuyển động xoắn khi bơm máu đi khắp cơ thể. 

“Công trình này là một bước tiến lớn trong quá trình chế tạo cơ quan nội tạng và đưa chúng tôi đến gần hơn với mục tiêu cuối cùng là xây dựng một trái tim con người hoàn chỉnh để thay thế qua cấy ghép” - Kit Parker, tác giả đứng đầu nghiên cứu chia sẻ trên Tạp chí Science.

Mô tả về mô hình trong phòng thí nghiệm, Kit Parker cho biết, ông và các cộng sự đã thử nghiệm phương pháp tạo ra bộ khung xoắn ốc bằng việc vặn xoắn polyme lỏng, tương đồng với cơ chế hoạt động của máy làm kẹo bông. Họ cấy các tế bào tim, khiến chúng vặn xoắn khi bộ khung co bóp giống như một trái tim thật sự.

Phá vỡ hệ thống phòng ngự của ung thư

Tiến sĩ Daniel Siegwart đang Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trường Đại học Southwestern ở Texas (Mỹ) - Ảnh: Eurekalert

Tiến sĩ Daniel Siegwart đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trường Đại học Southwestern ở Texas (Mỹ) - Ảnh: Eurekalert

Theo Eurekaler, mới đây, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Southwestern ở Dallas, Texas (Mỹ) đã tìm ra cách thức để thâm nhập được "hệ thống phòng ngự" chống lại quá trình điều trị của ung thư.

Công cụ chỉnh sửa gene CRISPR-Cas9 là hướng đi đầy hứa hẹn trong việc thay đổi các gene thúc đẩy sự phát triển của khối u. Tuy nhiên, trong thực tế, khối u được bao bọc bởi một lớp phân tử có tác dụng như một "lá chắn" rất khó xâm nhập. “Mặc dù CRISPR mang đến một hướng tiếp cận mới cho việc điều trị ung thư, công nghệ này đang bị cản trở rất lớn vì hiệu quả thấp khi vận chuyển thiết bị tiếp cận với khối u” - Daniel Siegwart, người đứng đầu nghiên cứu chia sẻ trong bài đăng trên Tạp chí Nature Nanotechnology.

Nhóm nghiên cứu nhắm đến 2 gene cản trở quá trình điều trị ung thư. Ở gene đầu tiên, họ dùng hạt nano lipid kết hợp với vật liệu di truyền để can thiệp vào khả năng kết dính của các phân tử bảo vệ bao bọc quanh khối u. Họ cũng dùng hạt nano cùng hệ thống CRISPR-Cas9 để vô hiệu hóa gene còn lại có tên PD-L1 - gene có chức năng ngăn chặn tế bào miễn dịch tấn công tế bào ung thư.

Nghiên cứu cho thấy hệ thống bảo vệ bị suy yếu qua quá trình điều trị và các phân tử cùng tế bào miễn dịch có thể xâm nhập vào khối u nhiều hơn. Trong nghiên cứu ở chuột bị ung thư buồng trứng và ung thư gan, việc chữa trị góp phần thu nhỏ khối u của chúng xuống còn 1/8 kích thước ban đầu và việc này đã giúp kéo dài gấp đôi sự sống của những con chuột bị ung thư.

Theo dõi tim mạch mọi lúc mọi nơi

Một người đàn ông dùng ứng dụng KardiaMobile để kiểm tra lịch sử nhịp tim và dấu hiệu của rối loạn nhịp tim - Ảnh: GE Healthcare

Một người đàn ông dùng ứng dụng KardiaMobile để kiểm tra lịch sử nhịp tim và dấu hiệu của rối loạn nhịp tim - Ảnh: GE Healthcare

Bệnh tim mạch là lý do hàng đầu dẫn đến tử vong với 31% toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 170,000 người ở Việt Nam tử vong vì bệnh tim mạch mỗi năm kể từ 2016. Tại Mỹ, con số này thậm chí lên đến 900,000 và hàng triệu người sống mỗi ngày với bệnh tim. Vì vậy, một trong những mục tiêu của GE Healthcare là tăng cường khả năng chăm sóc bệnh nhân toàn diện từ bệnh viện đến nhà, cung cấp những giải pháp công nghệ giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng tim mạch ngay tại nhà.

Theo GE Healthcare, AliveCor, một đối tác chiến lược của GE Healthcare đã ra mắt thiết bị KradiaMoble 6L với khả năng giúp các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch có thể theo dõi tình trạng của mình mọi lúc mọi nơi.

Ông Mark Langer, cựu giám đốc phụ trách hệ sinh thái điện tâm đồ tại GE Healthcare cho biết, chăm sóc toàn diện từ bệnh viện đến nhà đang là xu hướng mới của nền y tế trên thế giới. “Một số khách hàng của chúng tôi cho rằng thiết bị của AliveCor sẽ giúp giảm việc các bệnh nhân phải đến cơ sở y tế khi mà họ có thể tìm được thông tin mong muốn từ dữ liệu của AliveCor” - ông Mark Langer chia sẻ.

KardiaMobile 6L là nền tảng điện tâm đồ tiêu dùng đầu tiên được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chứng nhận, sử dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ phát hiện hiệu quả rung tâm nhĩ cũng như các triệu chứng về nhịp tim khác. Thiết bị kết nối không dây với một ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính bảng của bệnh nhân. Người bệnh giữ thiết bị và ấn lên một điểm trên chân trong vòng 30 giây để đo nhịp tim. Ứng dụng điện thoại sẽ cho biết nhịp tim của họ có bình thường hay không hoặc có phát hiện được triệu chứng rung tâm nhĩ không. Dữ liệu sau đó được ghi lại, giúp người dùng dễ dàng theo dõi lịch sử nhịp tim theo thời gian và hiểu rõ hơn về các biểu hiện rối loạn nhịp tim ở họ.

KardiaMobile 6L cũng có thể chuyển thông tin trực tiếp đến hệ thống quản lý sức khỏe tim mạch MUSE của GE Healthcare. Các bác sĩ sau đó có thể xem, tính toán và so sánh những kết quả gần nhất với các kết quả điện tâm đồ trước đó, tăng cường khả năng chẩn đoán nhờ việc chăm sóc liên tục.

 
Hiệp Nguyễn
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn