Người bác sỹ cần có “tâm” để luôn nghĩ đến lợi ích người bệnh và có “tầm” sẽ hạn chế tối đa những chẩn đoán gây ra hậu quả nặng nề (Ảnh minh họa)
Tổng hội y học: Ngành y cần nhất nâng cao y đức
Con đường nào cho y đức?
“Y đức là những bài học về tình yêu thương từ cuộc sống”
GS-TS Phạm Gia Khải: "Y đức là những bài học về tình yêu thương..."
Năm 2014: Nâng cao y đức, giáo dục nghề nghiệp
Y đức gắn liền với "tâm" và "tầm"
PGS. Nguyễn Duy Phong cho hay: “Chúng ta đã nói nhiều về y đức với những cách nhìn khác nhau. Theo tôi, người bác sỹ có y đức là người luôn nghĩ đến lợi ích của người bệnh trong mọi quyết định của mình và có khả năng thực hiện cho lợi ích đó”.
Bác sỹ có “tâm” sẽ không phẫu thuật những ca không hoặc chưa cần phẫu thuật, sẽ không ghi toa thuốc với những thuốc đắt tiền ngoài chỉ định, sẽ không viết toa với chữ viết mà đôi khi ngay cả mình cũng không đọc được, sẽ không cho những xét nghiệm không cần thiết và đắt tiền,…Bác sỹ có “tầm” sẽ hạn chế tối đa những chẩn đoán sai, không gây ra hậu quả với nhiều mức độ và nặng nề nhất chính là sinh mạng của người bệnh.
Theo ông, người bác sỹ cần phải có đồng thời “tâm” và “tầm”. Một người bác sỹ có “tầm” sẽ có nhiều cơ hội có thu nhập cao và sẽ dễ dàng bị cám dỗ về vật chất nếu không có “tâm” để đề kháng. “Tâm” của người bác sỹ được thể hiện ở những hành động đôi khi rất nhỏ, đó là tính vị tha, lòng trắc ẩn, tự trọng, sự trung thực, cẩn thận, ý thức trách nhiệm, thậm chí đơn giản chỉ là quan tâm hỏi han đến người bệnh. “Tâm” và “tầm” có được nhờ sự dạy dỗ, rèn luyện, chăm chỉ học tập, thực hành không ngừng nghỉ mới có được.
"Tâm" và "tầm" có được từ việc đào tạo trong nhà trường
Thời gian qua, việc đào tạo ồ ạt ngành Y, Dược ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng không chuyên đã dẫn đến tình trạng thừa nhân lực ngành y tế, chất lượng đầu ra không đảm bảo ảnh hưởng đến "tâm" và “tầm” của người bác sỹ sau này. PGS.TS Nguyễn Đức Hinh – Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội cho biết, cần kiên quyết trong việc cân bằng giữa số lượng và chất lượng. Nếu muốn bảo đảm chất lượng thì phải giữ số lượng ở mức độ vừa đủ. Nếu chỉ tính đến lợi nhuận, doanh số thì cứ tăng số lượng học viên thì chắc chắn chất lượng - "tầm" sẽ khó đảm bảo.
Cần kiên quyết trong việc cân bằng giữa số lượng và chất lượng sinh viên ngành y
Bên cạnh đó, giáo dục y đức trong nhà trường - “tâm” hiện nay vẫn cần phải đổi mới, nâng cao. Đối tượng mà người thầy thuốc phải can thiệp hay tiếp cận hàng ngày là con người. Vì vậy đòi hỏi bác sỹ cần có những kỹ năng trong nghề nghiệp để phát triển “tầm” và nuôi dưỡng “tâm” hết sức đặc biệt.
"Kỹ năng thì được học trong nhà trường, tuy nhiên “tâm” lại đòi hỏi một phần liên quan đến nhân cách và giáo dục, bắt buộc phải trải nghiệm bằng thực tiễn. Tiếp xúc với người đau ốm bệnh tật đã khó và càng khó hơn để làm bệnh nhân hài lòng. Tuy nhiên, khi người thầy thuốc có những trải nghiệm thực tế, thì chỉ cần một câu hỏi, một động tác hay ánh mắt nhìn đã làm cho người bệnh cảm thấy yên tâm và tin tưởng", TS. Hinh nói.
PGS. Nguyễn Duy Phong cũng cho biết, vấn đề đào tạo y đức luôn luôn được coi trọng. Ông cho rằng, để có bác sỹ có y đức cần giáo dục đạo đức tốt từ nhỏ, chuẩn đầu vào y khoa ngoài học lực chung cần phải có chuẩn ngoại ngữ. Nên kéo dài thêm thời gian đào tạo y khoa lên 7 năm thay vì 6 năm và trả về đúng vị trí của một bác sỹ là đã hoàn thành chương trình sau đại học khi tốt nghiệp. Không thể đánh đồng công sức và thời gian dài của họ ngang bằng cử nhân để rồi sau đó phải học sau đại học. Đặc biệt, nên giảm thiểu tới mức thấp nhất có thể những khóa học ngoài chuyên môn và nên trả mức lương hợp lý cho bác sỹ…
Tóm lại, để có được bác sỹ có y đức cần có một kế hoạch lâu dài từ nhiều phía. Trong đó, vai trò của giáo dục và chính sách cho ngành y là cốt lõi. Trong thời gian chờ đợi điều này được thực hiện và phát huy hiệu quả, cần hạn chế những hậu quả do thiếu y đức bằng biện pháp giám sát và kiểm tra từ những người có chức năng và phải có y đức.
Bình luận của bạn