3 căn bệnh gây run tay chân thường gặp nhất

Run tay chân có thể cảnh báo run vô căn, bệnh Parkinson…

Bổ sung vitamin D có thể cải thiện bệnh Parkinson cho người dưới 66 tuổi

Mối liên hệ giữa bệnh Parkinson và các vấn đề răng miệng

11 dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm bệnh Parkinson

6 biện pháp điều trị run vô căn phổ biến nhất hiện nay

Dưới đây là 3 căn bệnh có thể gây run tay chân bạn nên cảnh giác:

Bệnh Parkinson

Theo Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia (Mỹ), Parkinson là bệnh rối loạn thần kinh do thiếu tế bào sản sinh dopamine - một hóa chất quan trọng trong não bộ giúp kiểm soát khả năng vận động và tâm trạng của người bệnh.

Các triệu chứng cụ thể của bệnh Parkinson bao gồm: Run tay, run chân, hàm và mặt. Bệnh Parkinson cũng dẫn tới tình trạng di chuyển chậm chạp, cứng cơ bắp ở các chi. Ngoài ra, người bệnh Parkinson còn thiếu khả năng phối hợp, trầm cảm, khó nhai, nói, khó ngủ…

Để điều trị bệnh Parkinson, người bệnh có thể dùng kết hợp thuốc Levidopa và Carbidopa để khắc phục các triệu chứng bệnh. Thuốc kháng cholinergic cũng có thể được sử dụng để giảm run tay chân, cứng cơ bắp. Ngoài ra, các loại thuốc như Pramipexole, Ropinirole và Bromocriptine cũng có thể hoạt động giống dopamine trong não, giúp giảm các triệu chứng bệnh Parkinson.

Bệnh Parkinson có thể gây run tay chân, cứng cơ bắp... rất khó chịu

Nếu thuốc điều trị không còn hiệu quả, người bệnh Parkinson có thể xem xét thực hiện phẫu thuật kích thích não sâu. Người bệnh sẽ được cấy ghép một thiết bị đặc biệt, có thể phát ra dòng điện kích thích một số vùng não, từ đó giúp giảm các triệu chứng bệnh Parkinson.

Run vô căn

Run vô căn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu nhất vẫn là những người trên 65 tuổi với tỷ lệ người mắc bệnh lên tới 14%. Theo Mayo Clinic (Mỹ), run vô căn chủ yếu xảy ra do sự thay đổi một số gene trong cơ thể.

Bệnh run vô căn thường bắt đầu ở tay, sau đó tiến triển dần và có thể ảnh hưởng tới đầu, giọng nói. Căng thẳng, mệt mỏi, tiêu thụ nhiều caffeine và thay đổi nhiệt độ có thể khiến cho những cơn run tay chân trở nên tồi tệ hơn.

Các loại thuốc ức chế beta như Propanolol, thuốc chống động kinh như Primidone, thuốc an thần như Diazepam… có thể được sử dụng để giảm run vô căn. Ngoài ra, tập vật lý trị liệu, thường xuyên tập các bài tập giúp kiểm soát cơ bắp và phối hợp vận động cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh run vô căn.

Rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật thường gặp ở những người trẻ thường xuyên bị căng thẳng, áp lực hoặc sang chấn tâm lý (người thân qua đời, tai nạn…) hoặc thay đổi nội tiết sau sinh nở, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh...

Trong trường hợp này, run tay là chủ yếu. Có thể là một bên hoặc cả hai tay, hiếm khi run ở chân. Run tăng lên khi người bệnh mất ngủ, căng thẳng, lo lắng hoặc đứng trước đám đông hay khi làm việc. Ngoài run, người bệnh còn kèm theo tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp, vã mồ hôi, tâm trạng bất ổn, hay lo lắng.

Mặc dù biểu hiện run tay chân có thể do nhiều bệnh khác nhau gây ra, nhưng nguyên nhân sâu xa được biết đến là do rối loạn chức năng của hệ thần kinh điều khiển vùng vận động của não bộ.

Nhiều bằng chứng khoa học cũng chỉ ra rằng, ngay khi phát hiện biểu hiện run tay nếu được bổ sung thêm các hoạt chất sinh học tự nhiên thì các tế bào thần kinh “giao tiếp” với nhau chính xác hơn và cải thiện đáng kể tình trạng run, khả năng giao tiếp và hoạt động.

Vi Bùi H+ (Theo Healthfully)

Các nhà nghiên cứu cho biết, Câu đằng và Thiên ma là hai trong số các thảo dược chứa nhiều các hoạt chất sinh học tự nhiên. Đây là phát hiện có ý nghĩa và có thể mở ra nhiều hy vọng cho những người bị run chân tay do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ làm giảm run chân tay do bệnh Parkinson, run vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến và giúp phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

6 biện pháp điều trị run vô căn phổ biến nhất hiện nay - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh