Người mắc bệnh Celiac thường bị tiêu chảy, phân xám và đau bụng
3 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh Celiac (không dung nạp gluten)
Sống chung với bệnh Celiac
Người bệnh celiac có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh
Cảnh giác với 7 hậu quả đáng sợ khi bị Celiac
GS. Govind Makharia – Trưởng khoa Tiêu hóa và Dinh dưỡng Con người, Viện Khoa học Y khoa Ấn Độ cho biết:
Bệnh Celiac là gì?
Bệnh Celiac là một bệnh tự miễn, xảy ra khi bạn ăn phải một loại protein, được gọi là gluten có trong ngũ cốc, lúa mỳ và lúa mạch. Ở những bệnh nhân mắc bệnh này, protein gluten sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn, gây tổn thương niêm mạc ruột non, có thể dẫn đến kém hấp thu dinh dưỡng, tiêu chảy mạn tính, thiếu máu, ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng về chiều cao và cân nặng. Kiểm soát chế độ ăn uống, hạn chế thực phẩm chứa gluten là cách hiệu quả nhất để điều trị bệnh Celiac.
Bệnh Celiac có di truyền không?
Các nhà khoa học cho biết, di truyền là một trong những yếu tố chính khiến bệnh Celiac trở nên phổ biến hơn. Thống kê cho thấy, có tới 1/3 người Ấn Độ chứa gen di truyền có thể gây ra bệnh này. Do đó, trẻ em là đối tượng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh Celiac. Tuy nhiên, việc thiếu kiến thức về bệnh đang là một trở ngại lớn trong việc phát hiện và điều trị sớm bệnh Celiac. Chính vì vậy, việc nâng cao kiến thức và nhận thức của mọi người về căn bệnh này là điều vô cùng cần thiết.
Làm sao để biết mình bị Celiac?
TS.BS. Ramakrishna - Trưởng khoa Tiêu hóa, Giám đốc Bệnh viện SIMS (Ấn Độ) cho biết, những triệu chứng phổ biến của bệnh Celiac thường bao gồm: tiêu chảy, kèm theo phân xám ở dạng lỏng hoặc hơi lỏng, thường có mùi hôi, trông như có dầu và có bọt, sụt cân, thường xuyên đầy hơi, chướng bụng hoặc đau bụng, loét miệng, người mệt mỏi, gầy yếu, xanh xao, dễ bị phát ban da và chuột rút cơ.
Để chẩn đoán bệnh Celiac, bác sỹ sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm máu để xem bệnh nhân có thiếu dưỡng chất và có kháng thể phản ứng với gluten không. Ngoài ra, bác sỹ cũng có thể tiến hành một số kiểm tra khác như nội soi dạ dày, ruột non và chụp Xquang đường tiêu hóa.
Bình luận của bạn