Tiêu chảy thường xuyên khiến bạn bị mất nước và điện giải
Top 10 thực phẩm nên ăn khi bị tiêu chảy
Chế độ ăn BRAT - giải pháp phục hồi rối loạn tiêu hóa sau Tết
Trẻ bị tiêu chảy trong ngày Tết phải làm sao?
Tiêu chảy do nhiễm lạnh hãy thử các cách sau
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (có tên gọi khác là rối loạn chức năng đại tràng , hội chứng đại tràng co thắt) là một rối loạn tiêu hóa thường gặp. Những biểu hiện chính của bệnh là đau bụng mạn tính và táo bón, hoặc tiêu chảy không liên tục, kéo dài; Có bệnh nhân bị táo bón xen lẫn tiêu chảy. Tiêu chảy thường xảy ra vào buổi sáng. Sau khi đi ngoài 3 - 4 lần với phân nhiều nhầy, nước, bệnh nhân thấy đỡ đau và có thể sinh hoạt bình thường. Tiêu chảy có thể kéo dài hàng tháng, sau đó có khi tự hết mà không cần điều trị.
Người bị hội chứng ruột kích thích có thể bị tiêu chảy hàng tháng
Bệnh Crohn (viêm ruột)
Bệnh Crohn viết tắt là IBD (Inflammatory Bowel Disease) là một bệnh gây viêm mạn tính tại đường ruột. Bệnh Crohn có thể liên quan đến toàn bộ đường tiêu hóa từ miệng đến hậu môn, cũng như phần bên ngoài đường tiêu hóa. Người mắc bệnh Crohn thường bị tiêu chảy, đau bụng, giảm cân… Tiêu chảy kéo dài hơn 4 tuần có thể là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Crohn
Nếu bạn dị ứng với một số loại thực phẩm như các loại hạt, các sản phẩm từ sữa, hải sản thì bạn có thể bị đi ngoài phân lỏng hoặc tiêu chảy mỗi khi ăn những thực phẩm này. Xét nghiệm dị ứng thực phẩm (xét nghiệm máu có thể đo được phản ứng của hệ miễn dịch với các loại thực phẩm) sẽ giúp bạn loại bỏ các thực phẩm khiến bạn dị ứng.
Dị ứng thực phẩm có thể khiến người bệnh bị buồn nôn, tiêu chảy
Viêm túi thừa
Túi thừa là những túi nhỏ, phồng, có thể hình thành ở bất cứ nơi nào của ống tiêu hóa, từ thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Viêm túi thừa xảy ra khi một hoặc nhiều túi thừa của ống tiêu hóa bị viêm hoặc nhiễm khuẩn. Khi bị viêm túi thừa mọi thường gặp các triệu chứng sau: Đau đột ngột ở phía dưới bên trái bụng, sốt, táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, chướng bụng…
Tập thể dục cường độ cao
Nâng tạ nặng, chạy hoặc đạp xe đường dài hoặc tập luyện thể dục với cường độ cao có thể khiến bạn gặp rắc rối với hệ tiêu hóa. Việc tập thể dục ở cường độ cao đồng nghĩa với việc bạn đang chuyển hướng cung cấp máu quá nhiều từ đường tiêu hóa tới các cơ bắp. Điều này có thể gây ra tình trạng co thắt bụng và tiêu chảy, đôi khi có lẫn máu trong phân.
Tập thể dục nhiều cũng có thể khiến bạn bị tiêu chảy
Fibromyalgia (đau cơ xơ hóa)
Đau cơ xơ hóa là tình trạng đau mạn tính trong cơ bắp, gân và khớp. Triệu chứng thường kèm theo là mất ngủ, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm, rối loạn chức năng đường ruột. Theo các nhà khoa học, một tỷ lệ lớn các bệnh nhân đau xơ cơ có vấn đề về đường ruột, chẳng hạn như táo bón, tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, hội chứng ruột kích thích, buồn nôn, trào ngược acid hoặc tiêu hóa chậm.
Căng thẳng
Nghe có vẻ lạ nhưng thực tế căng thẳng, stress có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, trướng bụng, tiêu chảy. Nguyên nhân là do khi bị stress, não sản sinh ra các hormone làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời sinh ra các steroid và andrenaline phục vụ cho việc chống chọi lại stress.
Bình luận của bạn