Cường giáp và suy giáp là 2 vấn đề về tuyến giáp phổ biến nhất hiện nay
Hồi hộp, mất ngủ có phải do cường giáp tái phát?
Suy giáp hay cường giáp có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Bệnh tuyến giáp có di truyền không?
Chỉ số TSH cao là suy giáp hay cường giáp?
Dấu hiệu, triệu chứng cường giáp và suy giáp
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở dưới cổ, được mô tả là có hình bướm. Tuyến yên - vùng đáy não - sẽ tiết ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH). TSH làm cho tuyến giáp sản xuất và giải phóng thyroxine, hormone tuyến giáp chính. Tuyến giáp có kết nối với hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể. Suy giáp và cường giáp sẽ gây ra các triệu chứng trên toàn cơ thể.
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở dưới cổ, được mô tả là có hình bướm
Triệu chứng của cường giáp
Khi cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp, bạn sẽ bị mắc bệnh cường giáp. Một số nguyên nhân gây ra cường giáp là: Bệnh Grave, tuyến giáp sưng hoặc các nốt tuyến giáp.
- Giảm cân không rõ lý do, mặc dù bạn vẫn ăn uống như trước;?
- Nhịp tim nhanh (thường là hơn 100 nhịp mỗi phút);
- Nhịp tim không đều;
- Đánh trống ngực;
- Hay thèm ăn;
- Hay lo lắng và cáu kỉnh;
- Run rẩy (thường là run rẩy ở tay và ngón tay);
- Đổ mồ hôi;
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt;
- Tăng độ nhạy cảm với nhiệt;
- Tăng nhu động ruột;
- Tuyến giáp mở rộng (bướu cổ) có thể xuất hiện;
- Mệt mỏi, yếu cơ;
- Khó ngủ;
- Da mỏng;
- Tóc tốt, dễ gãy.
Theo Mayo Clinic, người cao tuổi có thể không dễ nhận ra các triệu chứng cường giáp, như tăng nhịp tim, nhạy cảm với nhiệt, hay mệt mỏi... Nếu không được điều trị, những người mắc bệnh cường giáp có thể bị mất mật độ xương, mắc bệnh tim (nhịp tim không đều), làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Triệu chứng của suy giáp
Trái ngược với cường giáp, tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả sẽ gây ra suy giáp.
Những dấu hiệu dễ nhận biết là:
- Mệt mỏi;
- Không chịu được lạnh;
- Táo bón;
- Da khô;
- Tăng cân;
- Mặt sưng húp;
- Khàn tiếng;
- Yếu cơ;
- Tăng mức cholesterol trong máu;
- Đau cơ, cứng cơ;
- Đau, cứng hoặc sưng ở khớp;
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bị chảy máu nặng;
- Tóc mỏng;
- Nhịp tim chậm;
- Phiền muộn;
- Trí nhớ kém;
- Tuyến giáp mở rộng (bướu cổ);
- Có thể tăng cân.
Để chẩn đoán một người mắc bệnh cường giáp hay suy giáp, bác sỹ sẽ kiểm tra nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và thyroxine trong máu của bệnh nhân. Hàm lượng thyroxine thấp và TSH cao chứng tỏ tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp). Hàm lượng thyroxine cao và TSH thấp hoặc không tiết ra có nghĩa là tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp).
Điều trị suy giáp
Không có cách chữa suy giáp, nhưng có cách tự nhiên để tăng sản xuất hormone tuyến giáp thông qua việc ăn kiêng. Phương pháp điều trị thông thường cho bệnh suy giáp là viên natri levothyroxin, còn được gọi là Synthroid. Thuốc này được thực hiện như một sự thay thế hormone tổng hợp để giúp điều chỉnh mức độ hormone tuyến giáp. Các bác sỹ thường khuyên nên dùng thuốc này hàng ngày.
Bước đầu tiên trong việc điều trị suy giáp một cách tự nhiên là loại bỏ các nguyên nhân gây rối loạn chức năng tuyến giáp, như viêm, lạm dụng thuốc, thiếu hụt chất dinh dưỡng và thay đổi hormone do căng thẳng.
Chế độ ăn tốt cho bệnh nhân suy giáp là loại bỏ các thực phẩm gây viêm, phản ứng miễn dịch, tập trung vào các thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa, cân bằng hormone, giảm viêm.
Điều trị cường giáp
Có những loại thuốc thường được kê đơn để hạn chế hoạt động của tuyến giáp như Methimazole hoặc Propylthiouracil (PTU). Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện để loại bỏ một phần hoặc tất cả tuyến giáp nếu thuốc không có tác dụng.
Loại bỏ thực phẩm gây viêm ra khỏi chế độ ăn uống, tập trung vào các chất bổ sung hỗ trợ tuyến giáp và các loại tinh dầu có thể giúp tạo ra sự khác biệt.
Cường giáp và suy giáp: Bệnh nào nguy hiểm hơn?
Một số chuyên gia nghĩ rằng, suy giáp khó kiểm soát hơn, nhưng cường giáp có thể gây ra nhiều vấn đề hơn. Dù là bệnh cường giáp hay suy giáp, phát hiện sớm để điều trị sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn.
Bình luận của bạn