Video: Cúm - đe dọa người đái tháo đường

Người đái tháo đường bị cảm cúm có thể khiến đường huyết tăng cao

Video: 5 lưu ý ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở người đái tháo đường

Chế độ ăn kiêng low-carb cũng làm tăng nguy cơ đái tháo đường ở phụ nữ

“Tiền đái tháo đường” có phải đái tháo đường không?

Các loại quả sinh ra là dành cho người bệnh đái tháo đường

Khi bị cúm, cơ thể sẽ sản xuất ra một loại hormone để chống lại bệnh. Nhưng loại hormone này lại có thể làm tăng đường huyết và gây tác động tới nồng độ insulin của cơ thể.

Khi cơ thể mệt mỏi, lượng đường huyết cũng tăng lên. Vì vậy, khi bị cúm người bị đái tháo đường cần kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn, để cúm không trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe.

Bạn nên đặc biệt chú ý những điều sau:

- Nói cho bác sỹ biết những dấu hiệu nghiêm trọng bạn gặp phải khi bị cúm. Ví du: Bạn không thể uống nước trong 4 giờ liên tục, nôn hoặc tiêu chảy hơn 8 giờ đồng hồ, bị ốm hơn 1 ngày hoặc chỉ số đường huyết tăng cao hơn 17 trong vòng 2 ngày.

- Nếu bạn không thể ăn đồ ăn bình thường hãy cố gắng uống nhiều nước để bù nước và giúp làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, cơ thể vẫn cần insulin, vì vậy đừng quên tiêm insulin, trừ khi có chỉ định khác của bác sỹ.

- Nếu trong thời gian 8 tiếng bạn không thể ăn gì, hãy dùng thuốc nhưng hãy nhớ là cần hỏi ý kiến bác sỹ trước.

Hãy chú ý tới sức khỏe của mình cho tới khi khỏi hẳn!

Quang Tuấn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết