Điều trị đợt cấp COPD không kịp thời có thể khiến người bệnh tử vong
Mới bị COPD, bỏ thuốc lá có chữa khỏi bệnh không?
Bệnh nhân COPD vẫn có thể sống thọ hơn 100 tuổi
Yoga cải thiện chức năng phổi ở bệnh nhân COPD
Biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là gì?
Đợt cấp COPD là tình trạng bệnh nặng lên một cách đột ngột, xuất hiện các triệu chứng cấp tính trong khoảng thời gian vài ngày đến nhiều tuần. Các đợt cấp có thể xuất hiện khác nhau ở mỗi người bệnh, tuy nhiên tất cả đều có điểm chung là chúng diễn ra một cách nhanh chóng và rất bất ngờ. Một số triệu chứng đầu tiên của việc xuất hiện các đợt cấp COPD là bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở nhiều hơn, mức độ ho tăng lên, nhiều đờm hơn và màu sắc đờm thay đổi.
Các yếu tố như tuổi tác, sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng, thời gian mắc bệnh lâu năm, thường xuyên ho và khạc đờm nhiều hay mắc bệnh đái tháo đường, suy tim… là những yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn tới đợt cấp COPD nặng. Các đợt cấp COPD thường xảy ra trung bình khoảng 1 – 3 lần/năm. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nặng cũng có thể khiến tần suất xảy ra các đợt cấp nhiều hơn.
Khi các đợt cấp COPD xảy ra sẽ làm đẩy nhanh quá trình suy chức năng hô hấp, khiến đường thở của bệnh nhân bị viêm nhiều hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của phổi. Điều đó có nghĩa là nếu các đợt cấp xảy ra càng nhiều thì nguy cơ tử vong của người bệnh càng tăng lên.
Đợt cấp COPD làm tăng nguy cơ tử vong của người bệnh
Một số cách giúp người bệnh phòng tránh các đợt cấp COPD:
1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng: Giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và làm giảm nguy cơ dẫn tới đợt cấp COPD.
2. Dùng thuốc: Việc tuân thủ nghiêm ngặt việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ sẽ giúp người bệnh giảm bớt khó thở, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm tần suất xuất hiện các đợt cấp.
3. Tiêm phòng cúm và vaccine ngừa viêm phổi: Tiêm phòng cúm và vaccine ngừa viêm phổi giúp các bệnh nhân COPD chống lại các yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn tới đợt cấp và làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.
4. Tập luyện thường xuyên: Tập thể dục có vai trò quan trọng đối với những người mắc COPD vì nó giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần và chất lượng cuộc sống của họ.
5. Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp nâng cao sức để kháng của cơ thể, chống lại các bệnh nhiễm trùng và giảm nguy cơ dẫn tới các đợt cấp.
6. Tránh xa khói thuốc lá: Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây nên COPD. Tránh xa khói thuốc lá là biện pháp cần thiết giúp người bệnh cải thiện chức năng hô hấp, làm chậm quá trình phát triển của bệnh và ít xuất hiện đợt cấp hơn.
Bình luận của bạn